Page 13 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

11
năm 2000, trong đó khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) đạt 1007,48
tỷ đồng, gấp 4,43 lần so với năm 1991 và gấp 2,49 lần so với năm 2000;
khu vực II (công nghiệp, xây dựng) đạt 1003,13 tỷ đồng, gấp 135,93 lần so
với năm 1991 và 9,36 lần so với năm 2000; Khu vực III (Dịch vụ) đạt
1282,46 tỷ đồng, tăng gấp 10,76 lần so với năm 1991 và tăng gấp 5,32 lần
so với năm 2000.
Trong điều kiện tỉnh mới được tái lập, kinh tế kém phát triển, quy
mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư thiếu, chủ yếu phát huy từ nội lực và hỗ trợ từ
trung ương, mà kinh tế đạt được tốc độ như trên là một thắng lợi lớn trong
chặng đường đầu tư xây dựng và phát triển tỉnh Kon Tum.
Giai đoạn 1991 - 1995, là giai đoạn kinh tế trong giai đoạn khắc phục
khó khăn, lựa chọn bước đi thích hợp và tạo tiền đề cho phát triển trong
giai đoạn sau, các ngành kinh tế đang từng bước xắp xếp và lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh, do đó trong giai đoạn này kinh tế tỉnh nhà
chỉ tăng ở mức độ khá, bình quân hàng năm tăng 8,21%, cụ thể các khu vực
tăng như sau: khu vực I là 4,57%, khu vực II 58,64%, khu vực III là 8,73%.
Điều này chứng tỏ kinh tế trong thời kỳ này phát triển chưa ổn định, hiệu
quả kinh tế của các ngành kinh tế chưa cao.
Trong giai đoạn này sản xuất nông nghiệp phá thế độc canh cây lúa,
bắt đầu hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các loại cây trồng có giá
trị kinh tế cao như cao su, cà phê …tuy nhiên trình độ thâm canh còn thấp;
công nghiệp dịch vụ còn non trẻ, hấu hết cơ sở sản xuất kinh doanh mới
được hình thành hoặc nâng cấp sản xuất kinh doanh chưa ổn định, hiệu quả
kinh tế đạt còn thấp và chưa có cơ sở sản xuất kinh doanh mũi nhọn.
Bước vào giai đoạn 1996 - 2000, là những năm kế thừa những thành
quả của những năm trước, nền kinh tế bắt đầu phát triển có chiều sâu và đi
vào ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này là 9,15%, cụ
thể các khu vực có mức tăng như sau: khu vực I là 8,22%, khu vực II là
18,05%, khu vực III là 7,68%.
Sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang đầu tư thâm canh, từng bước
đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các giống mới dần dần thay
thế các giống cây trồng địa phương có năng suất thấp, các vùng chuyên
canh cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê …ngày càng phát triển
nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, Công nghiệp, xây dựng trong gia
đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng thấp hơn giai đoạn 1991 - 1995, song trong
giai đoạn này ngành công nghiệp mới thực sự đi vào thể ổn định và phát