12
triển, các sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, bước đầu đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh.
Thời kỳ 2001-2012, là thời kỳ kinh tế phát triển theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ này, nhiều khu công nghiệp, cụm công
nghiệp được đầu tư xây dựng phát triển, mạng lưới thông giao được đầu tư
mở rộng, thông suốt như Quốc lộ 24, quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) tạo
sự thông suốt về giao thông của tỉnh Kon Tum với các tỉnh Miền trung, Tây
nguyên, tạo đà cho sự phát triển ngành vận tải và lưu thông hàng hoá, cũng
thời kỳ này sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân đã góp
phần cho sự phát triển một cách bền vững.
Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2010 là
12,87% (giai đoạn 2001-2005 là 11,06%; giai đoạn 2006 - 2010 là
14,71%), trong đó: khu vực I hàng năm tăng bình quân 8,07% (giai đoạn
2001-2005 là 8,62%; giai đoạn 2006 - 2010 là 7,52%); khu vực II tăng
trưởng bình quân hàng năm 21,14% (giai đoạn 2001-2005 là 16,69%; giai
đoạn 2006 - 2010 là 25,75%); khu vực III tăng trưởng bình quân hàng năm
14,29% (giai đoạn 2001-2005 là 12,17%; giai đoạn 2006 - 2010 là
16,45%). Qua đó cho thấy, ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và
dịch vụ có sự tăng trưởng bứt phá trong giai đoạn 2006 - 2010 và duy trì
nhịp độ tăng trưởng trong các năm 2011 và 2012. Tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân năm 2011, 2012 là 14,22%, cụ thể các khu vực có mức tăng như
sau: khu vực I tăng trưởng bình quân hàng năm 7,12%; khu vực II tăng
trưởng bình quân hàng năm 17,29%; khu vực III tăng trưởng bình quân
hàng năm 18,26%.
1.2 Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một trong những nội dung quan trọng của đường lối đổi mới kinh tế
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đổi mới cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ
cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm
qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tuy còn chậm nhưng xu hướng
chuyển dịch tương đối rõ nét nhất là cơ cấu ngành. Nếu phân chia nền kinh
tế thành 3 khu vực: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, khu vực Công
nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong
khi vẫn duy trì được tốc độ tăng của tất cả các khu vực và các ngành kinh
tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đúng hướng và phù hợp với công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.