Page 15 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

13
Giai đoạn 1991 – 1995, trong tổng sản phẩm (GDP), tỷ trọng ngành
nông, lâm nghiệp từ 67,3% năm 1991 giảm xuống 50,81% năm 1995; tỷ
trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 4,18% năm 1991 tăng lên 10,22%
năm 1995; các ngành dịch vụ từ 28,52% năm 1991 tăng lên 38,97% năm
1995
Từ năm 1996 đến nay, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch
nhanh theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ. Đặc biệt là từ năm 2003 đến nay khi tỉnh thực hiện bước đột phá
tăng trưởng kinh tế bằng việc thu hút đầu tư thực hiện các chương trình
mục tiêu, công trình trọng điểm nên tốc độ tăng trưởng khu vực công
nghiệp - xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân
chung của cả nước; khu vực dịch vụ tăng trên mức bình quân chung của cả
nước, trong khi đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản tăng chậm hơn nên cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản
và tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Kon Tum trong những năm qua có
hai điểm đặc trưng sau đây. Một mặt, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của
Kon Tum vẫn đi theo xu thế chung của nền kinh tế đang phát triển đi lên là
giảm dần tỷ trọng của Khu vực I và tăng dần tỷ trọng của các Khu vực còn
lại. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của kinh tế Kon Tum cũng
được quy định bởi vai trò trọng điểm của Khu vực nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản (Khu vực I) và vai trò mũi nhọn của Khu vực dịch vụ và thương
mại (Khu vực III). Bởi vậy, cơ cấu ngành kinh tế trong những năm qua và
trong nhiều năm nữa vẫn duy trì tỷ trọng cao của Khu vực I do vai trò trọng
điểm của nông nghiệp, trong khi Khu vực II đang có xu hướng bứt phá lên
nhờ vai trò mũi nhọn của ngành công nghiệp (thuỷ điện).
Tỷ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản trong GDP từ 45,89% năm
2000 đã giảm xuống còn 41,34% năm 2005, còn 41,24% năm 2010 và
40,08% năm 2012. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng
từ 15,69% năm 2000 tăng lên 18,53% vào năm 2005, tăng lên 24,32% năm
2010 và 25,16% năm 2012; khu vực dịch vụ từ 38,42% năm 2000, đến năm
2005 là 40,13%, năm 2010 là 34,4% và năm 2012 là 34,76%. Cơ cấu kinh
tế cũng bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động
lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh cây công nghiệp cà phê, cao su và
các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp Hoà Bình, Đăk La.
Cơ cấu thành phần kinh tế của Kon Tum trong những năm qua được
chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm đảm bảo
cho quan hệ sản xuất từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của