15
đó là do các ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng
khá.
3. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự
tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân, đảm bảo an sinh và giải
quyết nhiều vấn đề xã hội. Kon Tum là một tỉnh có xuất phát điểm thấp so
với các tỉnh trong khu vực và trong cả nước, do đó nhu cầu về vốn đầu tư
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất lớn và tăng dần qua các
năm. Ngay sau khi tái lập, tỉnh đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi
dậy nguồn nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và được sự quan tâm
của Trung ương, nhờ đó vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tăng mạnh
qua từng năm.
Tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kon
Tum thời kỳ 1991-2012 đạt
37.334 tỷ đồng, hàng năm bình
quân vốn đầu tư trong thời kỳ này
tăng 28,53%; trong đó, thời kỳ
1991 - 2000 đầu tư 2.894,2 tỷ
đồng hàng năm bình quân tăng
39,06%, thời kỳ 2001-2010 đầu tư
22.084 tỷ đồng tăng bình quân 26,96% và trong 2 năm gần đây (2011-
2012) đầu tư toàn xã hội 12.355,5 tỷ đồng. Cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch
theo hướng tích cực, tỷ trọng đầu tư hạ tầng kinh tế- xã hội phù hợp với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vốn đầu tư xã hội tăng nhanh trong
những năm qua, từ 32,9 tỷ đồng năm 1991 lên 639,9 tỷ đồng năm 2000, từ
650,8 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 5.579,4 tỷ đồng năm 2010 và bình quân 2
năm 2011-2012 là 6.177,7 tỷ đồng. Các nguồn vốn tập trung cho những
mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,
vừa tập trung cho vùng kinh tế động lực, các mục tiêu quốc gia về xoá đói
giảm nghèo, an sinh xã hội bằng nhiều nguồn vốn như: Vốn ngân sách Nhà
nước; trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)...