20
thủy điện, khu đô thị mới, nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, siêu thị...
đã được xây dựng và nâng cấp. Việc chỉnh trang đô thị, nhất là thành phố
Kon Tum, các thị trấn được tỉnh quan tâm đúng mức, đầu tư thỏa đáng nên
bộ mặt đô thị đã có nhiều đổi thay theo hướng văn minh, từng bước hiện
đại ngày càng khang trang, đến nay thành phố Kon tum đã trở thành thành
phố loại III.
Trong 22 năm 1991-
2012, hoạt động xây dựng trên
địa bàn phát triển toàn diện và
tăng trưởng khá. Kết cấu hạ
tầng của tỉnh đã phát triển
mạnh, từng bước đáp ứng các
nhu cầu dân sinh và yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Tốc độ tăng giá trị sản
xuất tăng dần theo thời gian,
năm sau cao hơn năm trước. Năm 2012 giá trị sản xuất xây dựng tăng
314,48 lần so với năm 1991, tăng bình quân 31,50%/năm, trong đó thành
phần kinh tế nhà nước tăng 25,13 lần so với năm 1991, tăng bình quân
16,59%/năm; thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao
trong cơ cấu chiếm tới 95,58% và có tốc độ tăng cao nhất, tăng 671,44 lần
so với năm 1991, tăng bình quân 36,34%/năm, tăng trưởng của thành phần
kinh tế này đều đặn qua các năm, từ năm 2000 trở đi có sự tăng trưởng
mạnh hơn rất nhiều, do Luật doanh nghiệp có hiệu lực dẫn đến nhiều doanh
nghiệp xây dựng ngoài nhà nước thành lập mới . Năm 2012 giá trị sản xuất
dự kiến đạt 4.315 tỷ đồng, tăng 27,81% so với năm 2011, chia ra kinh tế
nhà nước tăng 4,72%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 29,13 %. Giá trị sản
xuất ngành xây dựng năm 2012 tăng cao so với năm 2011 là do các doanh
nghiệp xây lắp trong năm vẫn tiếp tục triển khai thi công các công trình
trọng điểm của tỉnh chuyển tiếp từ năm 2011 có vốn đầu tư cao... Đặc biệt
các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thi công một số công trình trọng điểm
kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh
Đối với một tỉnh từ xuất phát thấp, thuần nông nghiệp, giao thông đi
lại khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều, dân cư còn nghèo, vốn ngân
sách eo hẹp, cơ sở hạ tầng thấp kém như Kon Tum, những kết quả và khởi