Page 25 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

23
Sản lượng lương thực từ 76.163 tấn năm 2001 tăng lên 106.112 tấn năm
2010, bình quân hàng năm tăng 3,8%.
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2011 là 29.957 ha,
ước năm 2012 là 30.682 ha. Trong đó diện tích gieo trồng cây lúa tăng
3,2% (+718 ha), diện tích cây ngô tăng 0,1%(+ 7 ha). Sản lượng lương thực
tăng 8,4% (+ 8.673 tấn); trong đó sản lượng lúa tăng 10,4% (+ 7.976 tấn),
sản lượng ngô tăng 2,7% (+ 697 tấn).
Trong sản xuất lương
thực, cây lúa được chú
trọng đầu tư thâm canh,
tăng vụ, mở rộng diện tích
khai hoang, chủ động phòng
chống giảm thiểu thiệt hại
do thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh
gây ra, nên sản xuất lúa tăng
nhanh ổn định cả về diện
tích và sản lượng qua các
thời kỳ.
Diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh 17.829 ha năm 1991, tăng lên
20.905ha năm 2000, với tốc độ tăng bình quân hàng năm 1,8%, sản lượng
lúa toàn tỉnh 42.451 tấn năm 1991, tăng lên 51.830 tấn năm 2000, với tốc
độ tăng bình quân hàng năm 2,2%.
Diện tích gieo cấy lúa thời kỳ 2001-2010, tăng điều và ổn định
21.324 ha năm 2001 tăng lên 22.405 ha 2010, tốc độ tăng bình quân hàng
năm 0,6%; sản lượng lúa toàn tỉnh 56.601 tấn năm 2001, tăng lên 77.702
tấn năm 2010, với tốc độ tăng bình quân hàng năm 3,6%.
Diện tích gieo cấy lúa năm 2011 từ 22.614 ha năm 2011 lên 23.332
ha năm 2012, tăng 3,2% (+ 718 ha) so với năm 2011. Sản lượng lúa toàn
tỉnh 76.999 tấn năm 2011, tăng lên 84.975 tấn năm 2012, tăng 10,4%
(+7.976 tấn) so với năm 2011.
Cùng với việc đầu tư mở rộng diện tích, trình độ thâm canh cây lúa
ruộng của nông dân ngày càng tăng lên, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, nhất là việc áp dụng giống mới vào sản xuất đã tạo bước phát
triển vượt bậc về năng suất.
Nhìn chung, trong sản xuất lương thực, thành tựu nổi bật nhất là sản
xuất lúa ruộng phát triển toàn diện và tăng trưởng nhanh cả về quy mô và
cơ cấu. Tuy nhiên, nếu so sánh năng suất lúa theo vùng thì có sự khác biệt