Page 26 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

24
rõ rệt. Những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển tương đối cao,
giao thông thủy lợi đảm bảo, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong tập
quán canh tác lúa nước như: xã Đoàn Kết - thành phố Kon Tum, xã Đăk La
- huyện Đăk Hà, thị trấn Sa Thầy - huyện Sa Thầy, xã Kon Đào - huyện
Đăk Tô, những xã này năng suất lúa đạt khá cao trên 55 tạ/ha.
Thực tế hàng năm cho thấy nếu cây lúa ruộng được chú trọng đầu tư
thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích khai hoang ... thì cây lúa rẫy diện
tích có xu hướng giảm dần qua các năm, từ diện tích 9.986 ha năm 1991
đến năm 2000 chỉ còn 8.794 ha. Từ năm 2001 đến 2012 diện tích cây lúa
rẫy tiếp tục giảm xuống. Năng suất bình quân rất thấp chỉ đạt từ 10 đến 12
tạ/ha, nhược điểm cây lúa rẫy thường gieo trồng trên đất đồi dốc nên nhanh
bị bào mòn rửa trôi; việc giảm dần diện tích lúa rẫy chuyển đổi sang trồng
cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế của địa phương là chủ trương của tỉnh trong những
năm gần đây.
Thời kỳ 1991-2000, diện tích Ngô từ 2.705 ha năm 1991 tăng lên
4.445 ha năm 2000, với mức tăng bình quân hàng năm 5,7%; sản lượng
ngô toàn tỉnh năm 1991 đạt 3.585 tấn, tăng lên 12.464 tấn năm 2000, tốc độ
tăng bình quân hàng năm 14,8%.
Thời kỳ 2001-2010, diện tích từ 5.949 ha năm 2001 lên 7.971 ha
năm 2010, với mức tăng bình quân hàng năm 3,3%; sản lượng ngô từ
19.562 tấn năm 2001, tăng lên 28.410 tấn năm 2010, tốc độ tăng bình quân
hàng năm 4,2%.
Diện tích gieo trồng cây ngô năm 2011 là 7.343 ha; ước tăng lên
7.350 ha năm 2012, tăng 0,1% (+ 7 ha) so với năm 2011. Sản lượng ngô
toàn tỉnh 26.249 tấn năm 2011, ước năm 2012 là 26.946 tấn, tăng 2,7% (+
697 tấn) so với năm 2011. Trong thời gian này cho thấy hiệu quả cao của
việc đầu tư thâm canh cây ngô, với diện tích ngô chỉ tăng 0,1% mà năng
suất và sản lượng tăng trên 2,7%.
Như vậy, hơn 20 năm qua lĩnh vực sản xuất lương thực đã tăng
nhanh và ổn định cả về diện tích và sản lượng, từ đó tự cân đối được lương
thực trên địa bàn tỉnh, khắc phục tình trạng thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt
đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Sản lượng lương
thực bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm: từ 189 kg năm 1991,
đến năm 2000 tăng lên 196 kg, đến năm 2010 tăng lên 240 kg và ước năm
2012 là 241 kg lương thực bình quân đầu người. Sản lượng lương thực bình
quân đầu người tăng và ổn định qua các thời kỳ đảm bảo được an ninh