35
triển rừng phòng hộ, bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm hạn chế thấp nhất những
thiệt hại do thiên tai gây ra.
5.3 Thủy sản
So với các ngành kinh tế khác, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ không lớn
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Là tỉnh miền núi cao hoạt động ngành thủy
sản chủ yếu là nuôi trồng cá nước ngọt, diện tích nuôi trồng chủ yếu ao, hồ
nhỏ và chân ruộng 1 vụ có năng suất lúa thấp; cùng với một số hộ nuôi cá
lồng thử nghiệm trên lòng hồ thủy điện, thủy lợi.
Diện tích nuôi cá nước ngọt còn nhỏ lẻ phân tán chưa tập trung, tập
quán nuôi ở địa phương phần lớn là quảng canh và quảng canh cải tiến, một
số ít diện tích hộ nuôi bán thâm canh, năng suất đạt thấp, chưa hình thành
vùng nuôi chuyên canh, sản xuất phân tán trong hộ gia đình.
Diện tích nuôi trồng thủy sản Thời kỳ 1991-2000. Diện tích nuôi
trồng thủy sản năm 1991 là 352 ha đến năm 2000 còn 231 ha, giảm 121 ha
so với năm 1991, bình quân hàng năm giảm 4,6%. Năm 1999, 2000 là
những năm có diện tích nuôi trồng thấp nhất do ảnh hưởng nắng hạn, nhu
cầu nước tưới cho các loại cây công nghiệp lâu năm tăng cao nên một số
diện tích mặt nước hồ đập dùng nuôi cá nay không còn sử dụng nữa.
Những năm này diện tích tuy có giảm nhưng nhờ công tác khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư được chú trọng, các hộ nông dân được hướng dẫn
kỹ thuật nuôi trồng chăm sóc, đầu tư con giống, thức ăn, nên sản lượng
tăng cao. Năm 1991 sản lương đạt 15 tấn, năm 2000 tăng lên 789 tấn, sản
lượng bình quân hàng năm tăng 55,3%.
Thời kỳ 2001-2010, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng dần qua các
năm, từ 284 ha năm 2001 tăng lên 515 ha năm 2010, tăng 231 ha so với
năm 2001, bình quân hàng năm tăng 6,8%. Trong thời kỳ này không những
diện tích liên tục tăng, mà sản lượng cũng tăng cao. Năm 2001 sản lượng
đạt 901 tấn đến năm 2010 tăng 2.211 tấn, bình quân sản lượng hàng năm
tăng 10,5%. Năm 2010 riêng sản lượng nuôi trồng đạt 1.321 tấn, tăng 733
tấn so với năm 2001. Trong thời kỳ này công tác khuyến nông, khuyến ngư
được chú trọng, các hộ nông dân được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng chăm
sóc, đầu tư con giống, thức ăn, nên sản lượng tăng cao. Mặt khác do dịch
cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh trên gia súc, nên phần
lớn tâm lý người dân chuyển sang dùng sản phẩm thủy sản, nên giá thủy
sản tăng cao, người nuôi có lãi, đã tăng đầu tư, làm năng suất tăng lên.
Ngoài ra, sản lượng khai thác thủy sản trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi,
cũng tăng cao, cùng với các chương trình, Dự án tái tạo nguồn lợi thuỷ sản