Page 39 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

37
nguyên liệu sẵn có
trên địa bàn như sản
xuất bàn, ghế, sản
xuất gạch, sản xuất
đường… Bằng các
chính sách đầu tư
cho khu vực kinh tế
nhà nước tính chung
cho thời kỳ 1991-
2000 giá trị sản xuất
công nghiệp theo giá so sánh 1994 ở khu vực kinh tế nhà nước tăng bình
quân hàng năm là 33,81%.
Song song với việc đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước, một loạt
các chính sách nhằm khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển đã
được thực hiện đồng bộ, hoạt động sản xuất công nghiệp của thành phần
kinh tế này cũng dần có những đóng góp tích cực vào hoạt động kinh tế
chung toàn tỉnh. Do tâm lý yên tâm tin tưởng vào các chính sách của Nhà
nước khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển sản
xuất, cộng với điều kiện cơ sở hạ tầng như giao thông, cung cấp điện…
ngày càng được cải thiện, kinh tế ngoài nhà nước nói chung và công nghiệp
ngoài nhà nước nói riêng cũng phát triển mạnh mẽ. Cụ thể số cơ sở sản
xuất công nghiệp toàn tỉnh ngoài nhà nước năm 1991 có 600 cơ sở, giá trị
sản xuất theo giá so sánh 1994 đạt 46.460 triệu đồng đến năm 2000 số cơ
sở tăng lên 1.789 cơ sở và đã tạo ra giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 là
195.513 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17,31%.
Từ việc mở rộng quy mô sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế lực
lượng lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày càng lớn,
cụ thể năm 1991 lao động trong ngành công nghiệp là 2.331 người, chiếm
2,4% trong tổng lao động xã hội thì đến năm 1995 số lao động là 4.686
người, chiếm tỷ lệ 3,8% và năm 2000 đã tăng lên 5.953 người và chiếm tỷ
lệ 4,0% trong tổng lao động xã hội. Bình quân hàng năm lao động công
nghiệp tăng 10,97%, trong đó lao động thuộc khu vực nhà nước tăng cao
hơn, bình quân hàng năm là 13,24%, nguyên nhân chủ yếu do việc đầu tư
xây dựng và đưa vào hoạt động một số nhà máy lớn như Nhà máy đường