40
tỉnh Kon Tum vẫn luôn có tốc độ tăng trưởng cao và đạt tốc độ bình quân
nửa giai đoạn sau từ 2006-2010 là 17,57 %.
Ngoài kết quả tăng trưởng cao, từ năm 2001 đến năm 2010 sản xuất
công nghiệp có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ sản xuất ở quy mô nhỏ sang
sản xuất tập trung, thành phần kinh tế cá thể ngày càng thu hẹp, khu vực
doanh nghiệp ngày càng được đầu tư mở rộng; cụ thể năm 2001 công
nghiệp cá thể chiếm đến 51,87% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp thì
đến năm 2010 thành phần kinh tế này chỉ còn chiếm 29,34 % trong tổng giá
trị sản xuất công nghiệp. Do sự chuyển dịch này hiệu quả, năng suất lao
động được cải thiện đáng kể; cụ thể lao động trong ngành công nghiệp từ
năm 2001 đến 2005 tăng bình quân hàng năm là 6,91 %, trong khi giá trị
sản xuất tăng đến 13,69%, từ 2006 đến 2010 lao động tăng bình quân
2,73% và giá trị sản xuất tăng đến 17,57%.
Trong 2 năm 2011-2012, những năm đầu thực hiện nghị quyết Tỉnh
Đảng bộ lần thứ XIV, bằng những chính sách và giải pháp cụ thể ngành
công nghiệp tỉnh vượt qua giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh
tế, lạm phát tăng cao và phát triển mạnh ở cả 3 nhóm ngành gồm công
nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện,
nước, cụ thể:
Trong thời gian này sản
xuất công nghiệp không mở
rộng về quy mô, số lượng cơ
sở mà chủ yếu được đầu tư
theo chiều sâu, nâng cao hiệu
quả hoạt động cụ thể như:
giảm chi phí sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành sản xuất nên hoạt
động hiệu quả hơn và cơ bản
đã vượt qua giai đoạn chịu
ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, lạm phát…Một số sản phẩm chủ lực
có sản lượng sản xuất tăng cao như: Đường kết tinh tăng bình quân năm là
40,0%, tinh bột sắn tăng bình quân năm 13,83%, …Bên cạnh đó một số cơ
sở công nghiệp cá thể, doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong các ngành như
sản xuất bàn ghế, sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, may mặc, sản
xuất gạch thủ công, sản xuất giày dép… do sản xuất kinh doanh không hiệu