49
Thời kỳ 1992-2000: Chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng trên địa bàn tỉnh từ 121,15% năm 1993 giảm xuống còn 105% năm
2000, tăng bình quân hàng năm là 11,32%, trong đó nhóm hàng lương
thực- thực phẩm bình quân hàng năm tăng 8,51%, nhóm hàng phi lương
thực- thực phẩm bình quân hàng năm tăng 14,09%, nhóm dịch vụ bình
quân hàng năm tăng 12,17%.
Đặc biệt trong hai năm 1993 và 1996, do ảnh hưởng của lạm phát
nên chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh
tăng cao: tăng 21,15% của năm 1993 so với năm 1992 và tăng 17,63% của
năm 1996 so với năm 1995, tăng trên mức bình quân của cả giai đoạn. Giai
đoạn này nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu
vực nên chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng còn cao,
bình quân hàng năm là 11,32%.
Nhưng đến năm 2000, chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng chỉ tăng 5% so với năm 1999, dưới mức bình quân chung của cả
giai đoạn. Tuy nhiên, trong thời kỳ này chỉ số giá vẫn còn tăng ở mức cao
trên 2 con số (11,33%).
Thời kỳ 2001-2010: Chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm là 9,19%, đây là một chỉ số
tương đối thuận lợi trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên
địa bàn tỉnh. Trong thời kỳ này chỉ số nhóm hàng lương thực- thực phẩm
bình quân hàng năm tăng 10,34%, nhóm hàng phi lương thực- thực phẩm
bình quân hàng năm tăng 6,81% cho thấy sự tăng giảm giá cả giữa các
nhóm mặt hàng tương đối đồng đều. Điều đó cho thấy sự can thiệp mạnh
mẽ và đúng đắn trong điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước trong công tác
điều hành giá cả đã có tác dụng tích cực vào thị trường giá cả.
Đặc biệt năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã
làm cho giá cả hàng hóa tăng nhanh và đứng ở mức cao, do đó năm 2008
chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 28,71% so với
năm 2007, trên mức bình quân chung của cả giai đoạn trong đó nhóm dịch
vụ tăng mạnh tăng đến 45,27%. Để ổn định kinh tế nhà nước đã áp dụng
nhiều chính sách nhằm ngăn chặn suy giảm và kìm chế lạm phát. Nhờ vậy
chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã giảm về dưới 1
con số: năm 2009 tăng 7,61% so với năm 2008; năm 2010 tăng 9,28% so