52
Kon Tum thêm xa xôi, hẻo lánh. Nhiều địa bàn dân cư vào mùa mưa giống
như ốc đảo. Hàng hóa nông sản làm ra không bán được, cuộc sống tự cung,
tự cấp kéo dài...
Với những điều kiện khó khăn về thực trạng giao thông Tỉnh Kon
Tum xác định: Ưu tiên phát triển giao thông đi trước một bước làm tiền đề
phát triển kinh tế - xã hội, cho nên hơn 20 năm qua, hệ thống giao thông ở
Kon Tum đã phát triển khá hài hòa. Đến nay, Kon Tum đã có mạng lưới
giao thông phát triển và phân bố khá hợp lý. Toàn tỉnh hiện có 3.274 km
đường giao thông, phá thế ngõ cụt bảo đảm giao thông thuận tiện cả bốn
hướng. Đi các tỉnh phía bắc bằng đường Hồ Chí Minh, các tỉnh phía nam
bằng quốc lộ 14; xuống các tỉnh ven biển bằng quốc lộ 24 và kết nối với
các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái-lan bằng quốc lộ 40.
Hiện nay 100% số xã ở Kon
Tum đã có đường ô-tô vào đến trung
tâm xã. Chương trình 135 lồng ghép
với các chương trình, dự án khác đã
giúp cho các xã vùng sâu, vùng xa ở
Kon Tum phát triển đường giao
thông, không còn phải chịu cảnh đi
bộ hai, ba ngày đường mới ra đến
UBND xã. Các trung tâm cụm xã đều được nhựa hóa... Giao thông phát
triển tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Đời sống bà con vùng sâu, vùng
xa nhờ đó được nâng lên. Trên địa bàn triển khai sáu dự án giao thông với
tổng chiều dài 583 km. Trong đó Dự án tuyến đường Ngọc Hoàng - Măng
Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh có chiều dài gần 59 km, quy mô đường cấp
5 miền núi, nối liền ba huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông, được
coi là bước đột phá trong phát triển giao thông nông thôn của tỉnh. Không
chỉ khắc phục khó khăn về đường giao thông đối với ba huyện khó khăn
nhất của tỉnh mà đây còn là con đường đền ơn đáp nghĩa cho các vùng căn
cứ cách mạng.
Trong điều kiện nguồn ngân sách địa phương eo hẹp, Kon Tum chủ
trương 'Nhà nước và nhân dân cùng làm' để phát triển giao thông. Để mở
rộng các tuyến đường nội thị trấn, thành phố, các địa phương đã vận động