Page 56 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

54
Năm 1991, toàn tỉnh
chỉ có 7 bưu cục, chủ yếu
nằm ở trung tâm các huyện,
thị xã, đến năm 1995 tổng số
bưu cục tăng lên là 10 bưu
cục và năm 2012 là 18 bưu
cục và 68 điểm bưu điện văn
hóa xã. Các bưu cục này đã
mở rộng ra ở những vùng ven
của các trung tâm huyện,
thành phố đã kịp thời phục vụ
nhu cầu của nhân dân. Với sự
mở rộng của mạng lưới bưu cục, mạng lưới thông tin, liên lạc, năm 1991 số
UBND xã, phường, thị trấn có máy điện thoại là 11 đến năm 1995 lên 28
và năm 2000 đạt 52/79 xã, phường, thị trấn đã có đường dây điện thoại và
máy điện thoại đến xã. Đến năm 2012 mạng lưới viễn thông đã đến được
97/97 xã phường thị trấn trong tỉnh.
Bưu điện tỉnh Kon Tum năm 1991 có 5 tổng đài, trong đó có 4 tổng
đài nhân công và 1 tổng đài cộng điện, đây là các tổng đài mạch xử lý có
tốc độ chậm, các cuộc liên lạc được thực hiện chậm, đôi lúc không thực
hiện được. Tổng số máy điện thoại năm 1991 là 278 máy, bình quân trên
100 dân là 0,098 máy. Từ năm 1995 đến năm 2000 số tổng đài điện tử ngày
càng được nâng lên, đến năm 2000 là 13 tổng đài, tất cả đều là tổng đài
điện tử (kỹ thuật số), với các thiết bị ngày càng hiện đại nên việc tắt nghẽn
các cuộc gọi không còn nữa. Bên cạnh đó mức giá lắp đặt điện thoại, cước
điện thoại giảm, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân ngày càng tăng, do
vậy số máy tăng liên tục trong các năm 1995 – 2000, bình quân hàng năm
tăng 21,86%, đến năm 2000 tổng số máy điện thoại đạt 6.972 máy (trong
đó điện thoại cố định 6.847 máy), bình quân 1,95 máy/100 dân.
Thời kỳ 2001 – 2010, tổng số thuê bao điện thoại liên tục tăng cao
qua các năm. Năm 2001 tổng số thuê bao điện thoại đạt 8.947 thuê bao
(trong đó điện thoại cố định 8.778 máy) đến năm 2010 đạt 273.054 thuê
bao (trong đó điện thoại cố định 85.799 máy), tăng 30,52 lần, bình quân
thời kỳ 2001- 2010 tăng 44,31%/năm. Thời kỳ này là thời kỳ phát triển