57
đề số 15/2008/NQ-HĐND ngày 16/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Kon Tum khoá IX về công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đến năm
2010 trên địa bàn tỉnh Kon Tum), nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số tự
nhiên, phát triển dân số một cách bền vững và ổn định, gắn liền với an sinh,
xã hội, đảm bảo chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng dân số. Năm
2001, dân số trung bình của tỉnh Kon Tum là 339.017 người, với mật độ
dân số là 35,2 người/km
2
, đến năm 2010 dân số trung bình của tỉnh Kon
Tum là 442.113 người, với mật độ dân số là 46,0 người/km
2
. Bình quân
thời kỳ 2001 - 2010 mỗi năm tăng trên 1 vạn người. Thời kỳ này bình quân
mỗi năm tăng hơn 1.500 người so với thời kỳ 1991 - 2000, tốc độ tăng dân
số bình quân giảm đáng kể, giảm 0,26 điểm phần trăm so với thời kỳ 1991
- 2000 (3,11% so với 3,37% của thời kỳ 2001 - 2010). Với sự nỗ lực, cố
gắng không ngừng của Đảng bộ, Chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành,
đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã mang lại nhiều kết quả đáng
ghi nhận: tỷ lệ số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tăng lên,
tỷ lệ sinh con thứ 3 của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm dần,… Chính vì
vậy, tỷ suất tăng dân số tự nhiên giảm mạnh: bình quân thời kỳ 2001 - 2010
là 21,61%
o
,
giảm
5,79%
o
so với bình quân 1991 - 2000 (27,40%
o
). Tốc độ
tăng dân số bình quân hàng năm của thời kỳ này giảm đáng kể từ 3,37%
(thời kỳ 1991 - 2000) xuống còn 3,11% (thời kỳ 2001 - 2010). Đặc biệt,
trong thời kỳ này tỷ suất tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể qua từng năm,
từ 24,80%
o
năm 2001 còn
19,50%
o
năm 2010. Vì vậy, tốc độ tăng dân số
giảm từ 35,1%
năm 2001 còn
23,9% năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012
(theo số liệu ước tính) tốc độ tăng dân số có tăng nhưng không đáng kể so
với năm 2010 (tăng 1,2 điểm phần trăm, tức tăng 22.485 người), nguyên
nhân do trong những năm gần đây tỉnh có chủ trương thu hút lực lượng lao
động ngoài tỉnh đến công tác và làm việc tại các Nông trường, Công ty cao
su trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu tại xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (Công
ty cao su 78, Công ty cao su Sa Thầy…) và tại 3 khu kinh tế động lực của
tỉnh.
Cơ cấu về giới có chiều hướng ngày càng mất cân đối:
Điều này là
do xuất phát từ nhận thức, tư tưởng “Trọng nam, khinh nữ” của một bộ
phận người dân, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, vận động về chính sách Dân số -
KHHGĐ, nhất là những năm sau khi tái lập tỉnh chưa được phát huy đúng
mức, để nâng cao nhận thức của người dân; cùng với việc can thiệp của Y