64
khép kín trong cộng đồng từng làng còn lạc hậu và thấp kém, do vậy mà tỷ
suất sinh cao và tỷ suất chết cũng cao.
Nhóm dân tộc bản địa chủ yếu tăng dân số tự nhiên, tăng cơ học hầu
như không có. Dân tộc Kinh sau 10 năm từ 1999 đến 2009 tăng thêm
55.472 người, nhưng tỷ tệ tăng so với dân số toàn tỉnh không đáng kể.
Nhóm dân tộc khác sau 10 năm tăng thêm gần 7.000 người, tăng từ 3,2%
lên 4,0% dân số toàn tỉnh, nhóm dân tộc này chủ yếu di cư từ các tỉnh phía
Bắc như: dân tộc Tày tăng gần 1.000 người, dân tộc Thái tăng hơn 3.000
người, dân tộc Mường tăng gần 2.500 người, dân tộc Nùng tăng gần 900
người.
Dân tộc Xơ Đăng có dân số đông nhất trong các dân tộc bản địa của
tỉnh Kon Tum, chiến gần một phần tư dân số toàn tỉnh; người Xơ Đăng
sống phần lớn ở phía Đông và phía Bắc của tỉnh, trải dài từ các huyện Kon
Plong, Kon Rẫy, Đắk Hà, Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi và Đắk Glei.
Dân tộc Ba Na có dân số đông thứ hai trong các dân tộc bản địa, chiếm 1/8
dân số toàn tỉnh; người Ba Na sống chủ yếu ở phía Nam của tỉnh, dọc theo
sông ĐắkBla từ huyện Kon Rẫy về phía Nam thành phố Kon Tum. Dân tộc
Gié Triêng chiếm một phần mười ba dân số toàn tỉnh và cư trú chủ yếu ở
phía Bắc của tỉnh thuộc dãy núi Ngọc Linh của huyện Đắk Glei. Dân tộc
Gia Rai chiếm gần 5% dân số toàn tỉnh và cư trú chủ yếu ở huyện Sa
Thầy. Hai dân tộc Rơ Măm và Brâu có dân số rất ít, mỗi dân tộc chỉ có
khoảng 400 người và cư trú gọn trong một khu vực nhỏ nhất định; người
Rơ Măm sống ở làng Le xã Mô Rai huyện Sa Thầy, còn dân tộc Brâu sống
tại làng Đắk Mế xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi. Đây là hai dân tộc có dân số ít
thứ 2 và thứ 3 trong 54 dân tộc Việt Nam và cũng chính là địa bàn duy nhất
của hai dân tộc này trên lãnh thổ Việt Nam.
b. Mức độ sinh và chết
b.1. Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất sinh thô (CBR) của tỉnh Kon Tum trong 10 năm qua từ 1999
đến 2009 giảm 7%
o
, bình quân mỗi năm giảm 0,7%
o
, so với toàn quốc mức
giảm nhanh hơn 3 lần và thấp hơn một ít so với vùng Tây Nguyên. Mặc dù
trong 10 năm có mức giảm nhanh nhưng tỷ suất sinh thô của tỉnh Kon Tum
hiện nay còn rất cao và là tỉnh có tỷ suất sinh thô cao nhất so với các tỉnh,
thành phố trong cả nước. Do những năm trước đây tỉnh Kon Tum có mức