66
b.4. Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh
Tuổi thọ bình quân năm 2009 của tỉnh Kon Tum là 66,2 tuổi, trong
đó nam có tuổi thọ bình quân thấp hơn nữ 6 tuổi (63,3 tuổi của nam so với
69,3 tuổi của nữ). Tuổi thọ bình quân năm 2009 của tỉnh Kon Tum thấp
hơn mức bình quân chung của cả nước 6,6 tuổi (66,2 tuổi so với 72,8 tuổi),
nam thấp hơn 6,9 tuổi (63,3 tuổi so với 70,2 tuổi) và nữ thấp hơn 6,3 tuổi
(69,3 tuổi so với 75,6 tuổi); tuổi thọ bình quân chung và cả nam lẫn nữ tỉnh
Kon Tum thấp hơn vùng Tây Nguyên khoảng 3 tuổi. Tuổi thọ bình quân
của tỉnh Kon Tum rất thấp, đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố của cả nước.
Điều này là do trình độ dân trí còn thấp, khó khăn trong việc tiếp cận thông
tin chăm sóc sức khỏe và phòng tránh nguy cơ rủi ro, điều kiện kinh tế - xã
hội thấp thông qua các yếu tố trung gian như suy dinh dưỡng, thiếu nước
sạch, không được chăm sóc y tế đúng mức và người dân có thu nhập thấp.
1.3 Lao động
Với những thành tựu đã đạt được đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực
kinh tế - xã hội và những thay đổi quan trọng của nền kinh tế nước ta trong
những thập niên cuối thể kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI. Cùng với lực
lượng lao động rất dồi dào, trẻ, năng động và sáng tạo. Được sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và Chính quyền địa phương các cấp, các ngành, nên
lực lượng lao động luôn được quan tâm đào tạo, trang bị kiến thức, trình độ
chuyên môn cho lực lượng bước vào độ tuổi lao động, và từng bước đào
tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho lao động đã và đang
tham gia lao động ở các ngành kinh tế. Bổ sung một lực lượng lao động
đáng kể vào thị trường lao động, đã tạo sự chuyển biến tích cực về quy mô,
cơ cấu và phân bổ lao động có việc làm.
Đối với tỉnh Kon Tum, sau khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội
có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống dân cư ngày một nâng cao; lĩnh
vực sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, đa ngành, đa lĩnh vực; tăng
trưởng kinh tế bình quân tăng dần qua các năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số tỉnh Kon Tum nhanh, từ
đó đã tạo ra một lực lượng lao động (hay còn gọi là “dân số hoạt động kinh