67
tế”
(7)
)
dồi dào. Trong những năm qua với nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, sự hỗ trợ của
các tổ chức trong và ngoài nước, nên việc đào tạo, đào tạo lại nâng cao tay
nghề của người lao động, nhất là lao động nông thôn, lao động là người dân
tộc thiểu số,... đã được quan tâm đúng mức. Đồng thời, với sự phát triển
nhanh của nền kinh tế đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển có chiều sâu, với quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực. Từ đó
đã tạo ra nhiều việc làm và thu hút được một lực lượng lớn lao động trong
và ngoài tỉnh tham gia vào thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Vì vậy,
phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh là số lao động có việc làm
(8)
chiếm tỷ trọng lớn (số thất nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ). Năm
1991, số lao động có việc làm trên toàn tỉnh là 97.465 người, đến năm 2000
là 145.419, như vậy thời kỳ 1991 – 2000 bình quân mỗi năm tăng 16,9%,
tức mỗi năm có gần 4.800 người tham gia hoạt động kinh tế. Năm 2001, số
lao động có việc làm là 157.467 người, đến năm 2010 là 237.764 người,
thời kỳ 2001 – 2010 bình quân mỗi năm tăng 16,8%, tức mỗi năm có trên
8.000 người tham gia hoạt động kinh tế. Và đến năm 2012 có gần 256.934
người (số liệu ước tính), tăng khoảng 7,8% (trên 19.000 người) so với năm
2010.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình này tất yếu
làm tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ và làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Đối với tỉnh Kon Tum, tuy
là một tỉnh với kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp, cơ cấu tổng sản phẩm của
ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm trên 40%. Tuy nhiên, nền kinh tế phát
triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho nên có sự chuyển dịch
cơ cấu ngành từ khu vực Nông - Lâm - Thuỷ sản sang khu vực Công
(7)
:
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động đang tham gia hoạt động kinh tế, không kể là có
việc làm hay thất nghiệp; Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang
làm việc và những người thất nghiệp.
(8)
:
Lao động có việc làm là bộ phận chính, chủ yếu của thị trường lao động. Đây là cầu hiện tại của thị
trường lao động, lực lượng trực tiếp đang sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Theo điều 13,
Chương II, Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam thì “mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.