69
khả năng cạnh tranh còn hạn chế… đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, thời kỳ từ năm 2001 – 2010, những năm đầu của thế kỷ
XXI với sự phấn đấu không ngừng và nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và
nhân dân các dân tộc trong tỉnh Kon Tum, đã thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, khắc phục mọi
khó khăn, phát huy những thuận lợi, đã thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII tỉnh
Đảng bộ (nhiệm kỳ 2001 - 2005) và Nghị quyết Đại hội XIII tỉnh Đảng bộ
(nhiệm kỳ 2006 - 2010). Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có những bước
phát triển vượt bậc, thu nhập của người dân ngày càng cải thiện, đời sống
dân cư được nâng lên đáng kể. Kết quả Khảo sát mức sống dân cư từ năm
2002 - 2010, đã đánh giá rõ nét về tình hình thu nhập, tình trạng nghèo đói,
sự bất bình đẳng về thu nhập, sự phân hoá giàu nghèo trên địa tỉnh Kon
Tum. Cụ thể:
a. Thu nhập:
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng,
được cải thiện đáng kể, khẳng định công cuộc xóa đói, giảm nghèo của
Đảng và Nhà nước nói chung và của Chính quyền địa phương các cấp, các
ngành trên địa bàn tỉnh nói riêng đạt những thành tựu đáng ghi nhận, đã
nâng cao mức sống dân cư, đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người
đạt 947,3 nghìn đồng/người/tháng tăng khoảng 4 lần (tăng trên 700 nghìn
đồng/người/tháng) so với năm 2002. Tuy nhiên, so với khu vực và cả nước
vẫn còn rất thấp, ở dưới mức bình quân chung. Đối với khu vực năm 2002
chỉ bằng 96% (thấp hơn khoảng 10 nghìn đồng), năm 2010 chỉ bằng 87%
(thấp hơn khoảng 140 nghìn đồng); so với cả nước năm 2002 chỉ bằng 66%
(thấp hơn khoảng 140 nghìn đồng), và năm 2010 bằng 68% (thấp hơn
khoảng 440 nghìn đồng).
Thu nhập ở khu vực thành thị, nông thôn; người Kinh và đồng bào
dân tộc thiểu số đều tăng. Tuy nhiên, chênh lệch về thu nhập bình quân đầu
người giữa khu vực thành thị và nông thôn; dân tộc Kinh và đồng bào dân
tộc thiểu số vẫn còn khá lớn.
Thu nhập bình quân khu vực thành thị và nông thôn có mức chênh
lệch khá lớn và ngày càng tăng, năm 2002 cao hơn trên 130 ngàn
đồng/người/tháng (chênh lệch 1,7 lần), đến năm 2010 gần 590 ngàn