70
đồng/người/tháng (chênh lệch gần 1,8 lần). Tương tự thu nhập bình quân
của người Kinh so với người đồng bào dân tộc thiểu số mức độ chênh lệch
qua các năm khá cao, từ 150 ngàn đồng (chênh lệch 1,9 lần) năm 2002, lên
820 ngàn đồng/người/tháng (chênh lệch 2,4 lần) năm 2010.
Như vậy, khoảng cách chênh lệch thu nhập bình quân giữa các khu
vực, giữa các dân tộc, còn ở mức cao. Nguyên nhân có sự chênh lệch là do
khu vực thành thị là nơi có thị trường năng động, và là đầu mối giao lưu về
kinh tế, thương mại, có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD.
Thu nhập bình quân của hộ là dân tộc Kinh cách biệt so với đồng bào dân
tộc thiểu số là do người Kinh tham gia hoạt động SXKD đa ngành, đa nghề,
lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước chủ yếu người Kinh tham gia,
chế độ tiền lương, tiền công đối với người lao động trong khu vực Nhà
nước luôn có sự điều chỉnh, nhất là lương cơ bản. Ngược lại, người dân ở
khu vực nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu hoạt trong lĩnh
vực nông, lâm nghiệp, với phương thức canh tác còn lạc hậu, điều kiện để
phát triển sản xuất và việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn
nhiều hạn chế, vì vậy hiệu quả mang lại không cao. Đặc biệt nhân khẩu
trong hộ cao, số người phụ thuộc nhiều, nên ảnh hưởng rất lớn đến thu
nhập bình quân của hộ. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập bình quân giữa
các khu vực, giữa các dân tộc có biến động qua các năm, nhưng nhìn chung
tương đối ổn định.
b. Chi tiêu:
Chi tiêu bình quân/người/tháng, qua các năm tăng lên đáng kể đến
năm 2010 chi tiêu bình quân đầu người là 954 nghìn đồng/người/tháng tăng
gấp 4,2 lần (tăng 728 nghìn đồng/người/tháng) so với năm 2002. Nhưng
thấp hơn khu vực, bằng khoảng 87% - 98% (khoảng 17 – trên 50 nghìn
đồng); và bằng khoảng 73% - 80% (khoảng 70 – 250 nghìn đồng) so với cả
nước. Mức chi tiêu qua các năm của hộ tăng, do giá cả thị trường trong
những năm qua có nhiều biến động, và nhu cầu chi cho đời sống ngày càng
tăng. Mặc dù, có sự chênh lệch giữa khu vực nông thôn và thành thị, dân
tộc thiểu số và dân tộc Kinh, nhưng tỷ lệ chi so với thu nhập giữa các khu
vực cũng như các dân tộc tương đối như nhau, dao động trong khoảng từ
75% - 95%. Nếu chia theo 5 nhóm chi tiêu có chênh lệch lớn giữa nhóm chi
cao nhất và nhóm chi thấp nhất, và tăng qua các năm, năm 2002 cao gấp
2,9 lần đến năm 2010 gấp 6,7 lần.