Page 73 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

71
Chi tiêu của hộ tăng về số tuyệt đối, tỷ trọng chi tiêu cho đời sống
trong tổng chi tiêu của hộ trên địa bàn tỉnh chiếm khá cao, tỷ lệ này của các
năm nằm trong khoảng từ 93% - 95%. Điều này cho thấy, khi mức sống
càng cao, nhu cầu chi tiêu cho đời sống của hộ càng lớn, nhằm đảm bảo về
nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của người dân.
Trong tổng chi tiêu của hộ, chi cho ăn, uống, hút có xu hướng giảm
dần, từ 64,5% năm 2002 còn 56,1% năm 2010; Ngược lại các khoản chi
không phải ăn uống, hút (mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo
dục,…) tăng lên, từ 35,5% năm 2002 lên 38,6% năm 2010. Với nhận định
chung, khi đời sống còn thấp, thiếu thốn, người dân thường dành phần lớn
chi tiêu của mình để chi cho nhu cầu cho ăn, uống để đảm bảo cuộc sống,
vì vậy chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu của hộ, khi mức sống được cải
thiện tỷ lệ này sẽ giảm dần (tuy có tăng về số tuyệt đối), việc chi tiêu sẽ chú
trọng nhiều hơn cho các khoản chi không phải ăn, uống nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt, hưởng thụ về vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân. Qua
đó cho thấy, mức sống của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh được cải
thiện rõ nét và tăng lên đáng kể.
Đồ thị: Thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân của hộ
Thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân
0
200
400
600
800
1000
1200
2002
2004
2006
2008
2010
Thu nhập
Chi tiêu
Nhìn chung, tỷ lệ chi tiêu bình quân chung (chi đời sống và chi khác)
so với thu nhập bình quân của hộ tăng dần qua các năm, từ 96% năm 2002
lên khoảng 100% năm 2010. Chứng tỏ nhóm hộ có thu nhập trung bình thì
thu nhập chỉ đảm bảo cho chi tiêu của hộ.
c. Các chỉ số đo lường sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo:
Để đánh giá, phân tích về công bằng hoặc sự bất bình đẳng, phân hóa
giàu nghèo trong xã hội, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã sử dụng
các thước đo, như sau: