72
c.1 Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư:
Để tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình trong
một thời gian nhất định, chia dân số thành 5 nhóm thu nhập, và so sánh thu
nhập của nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất để xem xét mức độ phân hóa
giàu nghèo, bất bình đẳng, tức cân bằng xã hội.
Chênh lệch thu nhập bình quân giữa nhóm có thu nhập cao nhất
(nhóm 5) và nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm 1) lớn và tăng qua các
năm (năm 2002 là 4,3 lần, đến năm 2010 là 6,0 lần). Điều này cho thấy,
nhóm có thu nhập cao càng có nhiều điều kiện thuận lợi (vốn, điều kiện
SXKD…) để tạo ra thu nhập ngày càng cao hơn, ngược lại nhóm có thu
nhập thấp còn nhiều hạn chế. Khoảng cách giữa nhóm thu nhập cao và
nhóm thu nhập thấp có sự cách biệt và doãn ra, mức độ phân hóa giàu,
nghèo và bất bình đẳng đã diễn ra tuy chưa đến mức gay gắt.
c.2 Đường cong Lorenz:
Để biểu hiện mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập một
cách trực quan, dễ nhận thấy, sử dụng đồ thị, gọi là đường cong Lorenz.
Đường chéo biểu thị mức độ bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập.
Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng
công bằng.
Để đánh giá mức độ
phân hóa giàu, nghèo, bất bình đẳng trên cơ sở
tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập và cộng dồn dân số của các năm (biểu
24), bằng đường cong Lorenz của các năm, như sau:
Đồ thị : Đường cong Lorenz
100
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Dân số cộng dồn Năm2002
Năm2004
Năm2006
Năm2008
Năm2010
c.3 Hệ số Gini: