Page 75 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

73
Là thước đo phổ biến để xác định mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz.
Hệ số Gini càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn.
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1, hệ số Gini bằng 0 nghĩa là không có sự
bất bình đẳng, hệ số Gini càng tiến dần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn
và bằng 1 khi có sự bất bình đẳng tuyệt đối.
Hệ số GINI của các năm
Năm
2002
2004
2006
2008
2010
Chung toàn tỉnh
0,27
0,32
0,33
0,34
0,35
Mức độ phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập của tỉnh còn
thấp, nhưng tăng qua các năm, có chiều hướng doãn ra. Tuy nhiên, sự bất
bình đẳng về thu nhập, sự phân hoá giàu, nghèo của tỉnh Kon Tum vẫn ở
mức
tương đối công bằng
(9)
.
c.4. Tiêu chuẩn 40% dân số thu nhập thấp:
Để đánh giá bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của dân cư, theo
Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng tiêu chuẩn “40”
(
10
)
.
Tỷ lệ cộng dồn thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp của
các năm 2002, 2004, 2006, 2008 và năm 2010
2002
2004
2006
2008
2010
Tỷ lệ cộng dồn thu
nhập của 40% dân
số có thu nhập
thấp (%)
22,72
18,89
17,93
17,49
18,34
Như vậy, tỷ lệ cộng dồn thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp
của tỉnh tương đối cao. Tuy có chiều hướng giảm dần, năm 2002 tỷ lệ này
chiếm 22,72%, đến năm 2010 chiếm 18,34% trong tổng thu nhập của dân
cư. Nhưng so sánh với tiêu chuẩn “40” vẫn ở mức trên 17%, nghĩa là sự
phân bố thu nhập của dân cư đang ở mức tương đối bình đẳng.
(9)
:
từ 0,20 đến 0,35 là phân phối tương đối công bằng; từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình
đẳng cao.
(10)
: nếu cộng thu nhập của 40% số hộ có mức thu nhập thấp nhất nhỏ hơn 12% so với tổng thu nhập của
toàn bộ dân cư là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, ở mức từ 12% đến 17% là có sự bất bình đẳng vừa
và nếu trên 17% được coi là tương đối bình đẳng.