Page 77 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

75
Mặt bằng dân trí còn thấp, tỷ lệ người mù chữ cao, chiếm khoảng
17,7%; việc huy động học sinh ra lớp gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ huy động
học sinh ra lớp ở các cấp học, bậc học còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ người đi
học trên số dân rất thấp, trong 10 người dân thì chỉ có 1 người đi học.
Trước những khó khăn đó,
dưới sự lãnh đạo của Tỉnh
ủy, HĐND,
tỉnh; sự phối
hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành
và chính quyền các huyện, thành
phố. Ngành giáo dục của tỉnh đã nỗ
lực phấn đấu không ngừng, vượt
qua khó khăn, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ tập trung mở rộng hệ
thống trường, lớp đến nâng cao chất và lượ
cấp học,
ngành học để đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh Kon Tum phát triển và đạt được
một số kết quả đáng khích lệ.
Xây dựng, phát triển mạng
lưới trường lớp với phương châm
xóa “làng trắng” về giáo dục và
tạo điều kiện tối đa để đáp ứng
nhu cầu học tập của học sinh. Nếu
năm 1991, toàn tỉnh có 108 làng
trắng về giáo dục, đến năm 1996
đã xóa “làng trắng” về giáo dục.
Năm 2000, tổng số trường trong toàn tỉnh là 164, tăng 46 trường so với
năm 1991. Đặc biệt là trong 10 năm từ 2002 - 2012, hệ thống trường, lớp
đã phát triển mạnh, đến năm 2012, toàn tỉnh có 381 trường từ mầm non đến
THPT, trong đó mầm non: 116 trường; tăng 100 trường; tiểu học: 140
trường, tăng 74 trường; Phổ thông cơ sở: 01 trường, giảm 21 trường
(12)
;
THCS: 100 trường, tăng 97 trường; Trung học: 11 trường, tăng 09 trường;
THPT: 13 trường, tăng 12 trường. TTGDTX: 7 trung tâm, tăng 7 trung tâm;
trường Trung cấp: 02 trường, không tăng giảm; Cao đẳng: 02 trường, tăng
(
12
)
Do Trường PTCS tách thành 2 trường THSC và tiểu học