Page 78 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

76
02 trường so với năm 1991. Như vậy, hệ thống trường lớp đã có bước phát
triển rất lớn, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của người dân.
Trong 22 năm qua, ngành giáo
dục tỉnh không chỉ tập trung phát
triển hệ thống trường lớp về mặt số
lượng mà còn coi trọng về mặt chất
lượng của hệ thống các trường. Thiết
bị giáo dục được trang bị đồng bộ,
hiện đại qua từng năm đảm bảo yêu
cầu dạy học. Việc xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia được chú trọng và đã đạt thành tựu quan trọng. Nếu thời
kỳ từ năm 1991-2000, toàn tỉnh không có một trường đạt chuẩn quốc gia
nào, đến năm 2012, số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh là 84 trường, đạt
tỉ lệ 22,05%; trong đó có 19 trường mầm non, 45 trường tiểu học, 15
trường THCS, 02 trường trung học và 03 trường THPT.
Năm 1995 đánh dấu mốc phát triển của giáo dục tỉnh Kon Tum:
Trường TH chuyên Kon Tum được thành lập, khởi đầu cho việc đào tạo
học sinh mũi nhọn và đặc biệt đến năm 2010, trường TH chuyên được xây
mới và đổi tên thành THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành với cơ sở vật chất
khang trang, thiết bị dạy học hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao của cả tỉnh.
Song song với việc phát triển hệ thống trường lớp, ngành giáo dục
tỉnh đã tập trung thực hiện việc huy động và duy trì sĩ số học sinh. Nếu năm
1991, tỷ lệ huy động học sinh vào các cấp học còn rất thấp, mẫu giáo: 29%,
tiểu học: 60%, THCS: 21%, THPT: 4%; đến năm 2012, tỷ lệ này lần lượt
là: 100%; 99,8%; 99,0%; 69%. Bên cạnh đó, chú trọng tập trung vào việc
duy trì sĩ số và hạn chế học sinh bỏ học. Tỷ lệ học sinh bỏ học năm 1991 là
7,51%, đến năm 2011, tỷ lệ còn 0,38%, giảm 7,13% so với năm 1991.
Chính nhờ công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh, nên tỷ lệ người đi
học tăng, nếu năm 1991 cứ 10 người dân có 1 người đi học thì đến năm
2012 cứ 3 người dân thì có 1 người đi học.