Page 85 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

83
đáng kể, phát triển rất mạnh mẽ, cả chiều sâu và chiều rộng. Hiện nay, toàn
tỉnh có một đoàn nghệ thuật ca múa nhạc, với quy mô tương đối lớn, hoạt
động rất nề nếp, với nhiều nội dung rất đa dạng và phong phú; 10 đơn vị
chiếu bóng lưu động, với hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại.
Hàng năm, đoàn nghệ thuật ca múa nhạc, các đội chiếu bóng lưu động đã
thực hiện nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật, chiếu bóng lưu động phục vụ
nhân dân, đồng bào vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, các chiến sĩ ở tuyến biên
giới giáp nước bạn Lào, Cam Pu Chia nhân dịp tết đến, Xuân về, nhân các
sự kiện chính trị trọng đại, các ngày lễ lớn của tỉnh, của đất nước, nhằm
tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó góp phần
nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên toàn
tỉnh.
b. Hoạt động văn hóa cơ sở
Hoạt động văn hoá cơ sở được
chú trọng, phát triển ngày càng mạnh,
phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”
phát triển
rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Đến
năm 2012, tổng số thôn, làng, tổ dân
phố được công nhận văn hoá: 515
thôn (làng); tổng số gia đình văn hoá:
79.831 gia đình; tổng số các Câu lạc
bộ gia đình: 36 CLB; số nhà văn hoá xã, phường, thị trấn 21/97 đạt 21,6%;
đến nay đã có 507/588 (đạt 86,2%) nhà rông văn hoá tại các thôn (làng) vùng
đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đã được phục dựng và xây dựng mới
khang trang, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
văn hoá cộng đồng của người đồng bào DTTS.
Nhìn chung, sau ngày tái lập tỉnh đến nay, đời sống văn hóa, tinh
thần của nhân dân các dân tộc trên toàn tỉnh có chuyển biến rõ nét, đã khơi
dậy và phát huy vai trò làm chủ và tính sáng tạo trong văn hóa của nhân
dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Từ đó, đã tạo điều kiện ổn định, góp phần tích cực cho sự nghiệp