84
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu.
c. Hoạt động bảo tồn, bảo tàng và di tích khảo cổ
Song song với công tác phát triển văn hoá, thông tin và nghệ thuật,
việc bảo tồn, khôi phục các di tích văn hoá, lịch sử được quan tâm đúng
mức. Đến nay, trên toàn tỉnh có 248 di tích Lịch sử văn hoá (LSVH). Trong
đó, có 5 di tích được xếp hạng là di tích LSVH cấp Quốc gia, 11 di tích
được xếp hạng là di tích LSVH cấp tỉnh và 222 di tích chưa xếp hạng, bao
gồm: 62 di tích lịch sử Cách mạng; 69 di tích LSVH; 11 di tích kiến trúc
nghệ thuật; 23 di tích là những danh lam thắng cảnh; 57 di tích khảo cổ thời
tiền sử cùng hàng chục di tích ở các thời đại khác.
Nghiên cứu và khai quật, thu về gần hai chục ngàn hiện vật thể khối
tiêu biểu, hàng chục vạn mảnh gốm, hàng trăm bức ảnh tư liệu quý và hàng
ngàn trang tư liệu tại di chỉ Lung Leng, di chỉ Plei Krông, tạo tiền đề cho
việc nghiên cứu Tiền sử Kon Tum.
Công tác bảo tồn, sư tầm và lưu giữ các nhạc cụ văn hoá dân tộc
được quan tâm đúng mức. Đến nay, đã bảo quản và lưu giữ trên 1.800 bộ
cồng, chiêng; hàng chục loại nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi của các dân tộc thiểu
số.
Việc khôi phục nghề dệt truyền thống của một số dân tộc bản địa (Ba
Na, Jẻ Triêng, Gia Rai, Xơ Đăng) được chú trọng. Đã khôi phục và phát
triển nghề truyền thống, như: đan mây tre, dệt thổ cẩm… Qua đó, tạo nét
văn hoá, nghệ thuật trong vùng đồng bào DTTS, góp phần tăng thu nhập
cho người dân bản địa và phát triển kinh tế hộ tại các thôn (làng).
5.2 Thể dục, thể thao
a. Thể dục, thể thao quần
chúng
Sau ngày tái lập tỉnh, phong
trào TDTT trên địa bàn tỉnh còn rất
yếu, đơn điệu; cơ sở, vật chất phục
vụ cho hoạt động TDTT còn nhiều