85
thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu; các cơ
sở, trung tâm đào tạo TDTT hầu như
là số không. Chính vì vậy, phong trào
tham gia tập luyện TDTT của người
dân rất hạn chế. Sau năm 2000, được
sự quan tâm của Chính quyền các
cấp, các sở, ban, ngành, nhất là ngành
TDTT, phong trào TDTT có những chuyển biến tích cực. Đến năm 2006, tỷ
lệ người dân luyện tập TDTT thường xuyên đạt 17,5%, năm 2012 đạt
22,0% trong tổng dân số trên toàn tỉnh. Số hộ gia đình tập luyện thể thao
tăng lên, đạt 17,6% năm 2012. Số Câu lạc bộ thể thao thành lập ngày càng
tăng, đến năm 2012 đã có 80 Câu lạc bộ được thành lập và hoạt động, trong
đó có 8 Câu lạc bộ ngoài công lập.
Phong trào TDTT quần chúng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là phong
trào
“Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”
. Các hình
thức tập luyện TDTT ngày càng đa dạng, phong phú; các Câu lạc bộ, mô
hình thể thao quần chúng phát triển mạnh, với nhiều hình thức khác nhau.
b. Thể thao thành tích cao
Hoạt động thể thao thành tích cao đang từng bước phát triển. Số môn
thể thao, số lượng Vận động viên (VĐV), Huấn luyện viên (HLV) được đào
tạo tham gia thi đấu và huấn luyện ngày càng tăng cả về lượng lẫn chất.
Năm 2006, là năm đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng trong thể thao
thành tích cao của tỉnh Kon Tum. Đến nay, số môn thể thao thành tích cao
của tỉnh tham gia thi đấu các giải trong nước tăng lên 9 môn; số vận động
viên tham gia tăng lên 50 VĐV; số HLV tăng lên 10 VĐV. Số huy chương
đạt được trong các giải đấu các môn thể thao thành tích cao của các đoàn
VĐV tỉnh Kon Tum tham gia ngày càng tăng. Tính từ năm 2006 đến năm
2012, tổng số huy chương Vàng là 42 huy chương, huy chương Bạc 60 huy
chương, huy chương đồng 105 huy chương; đạt đẳng cấp kiện tướng 7
người; cấp I là 35 người. Tuy nhiên, thành thích thể thao mà các VĐV tỉnh
Kon Tum đạt được ở các giải phần lớn tập trung ở các môn thể thao dân tộc,
mang tính chất bản địa, như: vật, võ cổ truyền…