Thương mại và du lịch 262
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH
MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
THƢƠNG MẠI
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
là toàn bộ
doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở
sản xuất kinh doanh, bao gồm: Doanh thu bán lẻ hàng hoá của các cơ sở kinh
doanh thương nghiệp; doanh thu bán lẻ sản phẩm của các cơ sở sản xuất và nông
dân trực tiếp bán ra thị trường; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống; doanh thu du
lịch lữ hành; doanh thu dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các dịch vụ khác
do các tổ chức và cá nhân kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Doanh thu dịch vụ lƣu trú
là toàn bộ số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp
dịch vụ lưu trú ngắn ngày cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định
(tháng/quý/năm). Cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú gồm: Cơ sở kinh doanh biệt thự
hoặc căn hộ kinh doanh, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở lưu trú khác
(ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động…).
Doanh thu dịch vụ ăn uống
là tổng số tiền thu được do cung cấp dịch vụ ăn
uống cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, gồm doanh thu từ bán
hàng ăn uống do cơ sở tự chế biến và hàng ăn uống mua từ bên ngoài để bán mà
không cần chế biến và dịch vụ phục vụ thêm của cơ sở chuyên bán.
Chợ
là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của
nhiều người, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt
động thường xuyên theo nhu cầu nhất định, có ít nhất 50 điểm kinh doanh đối với
khu vực thành thị và 30 điểm kinh doanh đối với khu vực nông thôn. Chợ được
chia thành 3 hạng:
hạng 1
(có trên 400 điểm kinh doanh, được đặt ở các vị trí
trung tâm thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố có mặt bằng phạm vi chợ
phù hợp với qui mô hoạt động của chợ);
hạng 2
(có từ 200 - 400 điểm kinh
doanh, được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực có mặt bằng phạm vi
chợ phù hợp với qui mô hoạt động của chợ);
hạng 3
(có dưới 200 điểm kinh
doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua
bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận).
Siêu thị
là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên
doanh; cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp
ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý,
tổ chức kinh doanh; có phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn
nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng. Siêu thị được chia thành 3 hạng:
hạng 1 kinh doanh tổng hợp
(diện tích kinh doanh từ 5.000m
2
trở lên, danh mục
hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên),
hạng 1 chuyên doanh
(diện tích