Dân số và lao động 41
nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa
học).
Số người thất nghiệp
là những người từ 15 tuổi trở lên, trong kỳ tham chiếu đã
hội đủ các yếu tố sau đây: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; (iii)
sẵn sàng làm việc.
Số người thất nghiệp còn bao gồm những người hiện không có việc làm và sẵn
sàng làm việc nhưng trong kỳ tham chiếu không tìm việc do:
- Đã chắc chắn có được công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt
đầu làm việc sau thời kỳ tham chiếu;
- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn
quay trở lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm, đau tạm thời.
Tỷ lệ thất nghiệp:
Chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với
lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp (%) =
Số người thất nghiệp
× 100
Lực lượng lao động
Số người thiếu việc làm
là những người làm việc dưới 35 giờ, mong muốn và
sẵn sàng làm thêm giờ trong kỳ tham chiếu. Trong đó:
Mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một (số) công việc
để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một
công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii) muốn tăng thêm giờ của một trong
các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.
Sẵn sàng làm thêm giờ, nghĩa là: trong thời gian tham chiếu (một tuần) nếu có cơ
hội làm thêm giờ thì họ sẵn sàng làm ngay.
Làm việc dưới 35 giờ, nghĩa là: họ đã làm việc dưới ngưỡng thời gian 35 giờ đối
với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu.
Tỷ lệ thiếu việc làm
là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ so sánh số người thiếu việc làm
với tổng số người đang làm việc trong nền kinh tế.
Công thức tính:
Tỷ lệ thiếu việc làm (%) =
Số người thiếu việc làm
x 100
Tổng số người đang làm việc