10
MW). Nhánh sông Đắkbla bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh (nằm ở trên
ranh giới hai huyện Đắk Hà và Konplong).
Các sông suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà
Khúc chảy về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con
sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có
sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc-
nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng sông Sê
San.
Phần II
Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội thời kỳ (1991-2012)
I. Tình hình kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 1991 tỉnh Kon Tum chính thức được tái lập, mở ra một thời kỳ
mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là thời kỳ
Kon Tum cùng cả nước thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, IX và X của
Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trải qua hơn 20 năm phấn đấu liên tục không mệt mỏi, vượt qua
nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh trên
đàn gia súc, gia cầm . . . và sự biến động thất thường của thị trường thế
giới, sự suy thoái kinh tế của thế giới, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
Kon Tum đã có nhiều chuyển biến tích cực.
1.1 Kinh tế từng bước đi vào ổn định và tăng liên tục trong 20 năm
qua
Trong hơn 20 năm qua, từ năm 1991 đến nay, tỉnh và Trung ương
không ngừng tập trung vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng
như nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực kinh tế,
nhờ đó đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa trong tỉnh tăng đều
trong từng năm và có mức tăng cao.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2012 ( theo giá so sánh 1994)
ước đạt 3293,07
(1)
tỷ đồng, gấp 9,3 lần so với năm 1991 và gấp 4,38 lần so
(1)
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Cục Thống kê tính theo giá so sánh năm 2010 trong 3 năm (2010 –
2012) để bạn đọc tham khảo cụ thể có phụ biểu kèm theo tại biếu số 14 phần Tài khoản Quốc gia trang
122.