Page 31 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

29
thuật khác được tuân thủ theo đúng quy trình nên năng suất tăng cao. Năng
suất cà phê năm 1991 chỉ đạt 5,85 tạ/ha tăng lên 21,49 tạ/ha năm 2000,
năng suất tăng 2,7 lần so với năm 1991, năng suất trung bình cà phê thời kỳ
1991-2000 là 17 tạ /ha, tổng sản lượng cà phê đạt 43.725 tấn.
Năng suất cà phê
thời kỳ 2001-2010, trong
thời kỳ này tuy giá cả cà
phê có biến động thất
thường nhưng năng suất
cà phê trung bình vẫn ổn
định trên 18 ta/ha, tổng
sản lượng cà phê đạt
179.770 tấn, tăng 3,1 lần
so với thời kỳ 1991-2000.
Sản phẩm cà phê bị ảnh
hưởng do tác động của
giá cả thị trường, nhưng
so với các loại cây trồng
khác, về lâu dài thì tính hiệu quả cây cà phê vẫn cao hơn. Do đó có thể nói
cây cà phê đã thực sự gắn bó với người nông dân, là loại cây trồng góp
phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Cây cà phê ở tỉnh Kon Tum phát triển
với nhiều mô hình kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế hộ gia đình, kinh tế
trang trại. Các vùng chuyên canh trồng cà phê như: Huyện Đăk Hà, huyện
Ngọc Hồi, huyện Sa Thầy. Nổi bật nhất là vùng chuyên canh sản xuất cà
phê thuộc huyện Đăk Hà, với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công
ty cà phê Việt Nam đóng chân trên địa bàn huyện và hộ kinh tế cá thể.
Những năm gần đây thương hiệu cà phê Đăk Hà được cả nước biết đến và
lựa chọn tiêu dùng sản phẩm. Diện tích trồng cà phê huyện Đăk Hà chiếm
trên 59% diện tích cà phê toàn tỉnh và sản lượng chiếm trên 73% sản lượng
toàn tỉnh. Hướng cà phê phát triển những năm tới cần ổn định diện tích,
tăng cường đầu tư chăm sóc; thực hiện tốt các quy trình thu hoạch và chế
biến sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo giá trị sản phẩm có chất lượng cao.
b. Chăn nuôi:
Kon Tum là tỉnh miền núi cao có nhiều thế mạnh trong chăn nuôi đại
gia súc. Diện tích đồng cỏ tự nhiên lớn, bãi chăn thả rộng, hộ chăn nuôi tận
dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên và nguồn thức ăn từ các
phụ phẩm nông nghiệp. Mặt khác, chăn nuôi trâu, bò còn cung cấp sức kéo