30
cho ngành trồng trọt ở vùng sâu, vùng xa mà điều kiện cơ giới hóa chưa
đáp ứng được.
Trong thời kỳ 1991-
2000, những năm đầu thực
hiện các chính sách của Nhà
nước về chương trình hỗ trợ
vốn: vốn xóa đói giảm
nghèo, vốn phụ nữ nghèo,
vốn giải quyết việc làm…từ
việc sử dụng các nguồn vốn
này hộ chăn nuôi mở rộng
đầu tư tăng số lượng đàn gia
súc. Mặt khác tổng đàn gia
súc tăng lên nhờ hỗ trợ đầu tư của các chương trình dự án: dự án bò lai
sind, dự án hỗ trợ chăn nuôi cho các vùng đặc biệt khó khăn …nhờ vậy đàn
gia súc liên tục tăng lên qua các năm.
Đàn trâu 7.400 con năm 1991, đến năm 2000 đã tăng lên 11.845 con,
tăng 60,1% (+ 4.445 con) so với năm 1991, tốc độ tăng bình quân hàng
năm 5,4%. Đàn bò 44.200 con năm 1991, đến năm 2000 đã tăng lên 68.281
con, tăng 54,5% (+ 24.081 con), tốc độ tăng bình quân hàng năm 5%. Đàn
lợn 64.000 con năm 1991, đến năm 2000 đã tăng lên 123.929 con, tăng
93,6% (+ 59.292 con), tốc độ tăng bình quân hàng năm 7,6%.
Đàn gia súc thời kỳ 2001-
2010, trong thời kỳ này chăn
nuôi gặp nhiều khó khăn do
diễn biến thời tiết phức tạp như
hạn hán, lũ lụt luôn đe dọa, dịch
bệnh liên tiếp xảy ra trên địa
bàn tỉnh. Riêng cơn bão lớn số
9 năm 2009 đã cuốn trôi làm
thiệt hại 1.465 con gia súc; dịch
lở mồm long móng, dịch tai
xanh, bệnh tụ huyết trùng…xảy
ra trên đàn gia súc từ năm 2000 đến nay; dịch tai xanh năm 2010 đã làm
tiêu hủy 3.150 con lợn. Mặt khác qui mô chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon
Tum còn nhỏ lẻ, phương thức chủ yếu là chăn dắt, thả rông, diện tích chăn
thả ngày càng bị thu hẹp do các công ty, doanh nghiệp đầu tư khai hoang