31
mở rộng sản xuất trồng cây công nghiệp lâu năm cà phê và cao su (Diện
tích trồng mới hàng năm tăng trên 10.000 ha).
Như vậy hơn 20 năm qua, ngành chăn nuôi đại gia súc của tỉnh nhìn
tổng quan có tốc độ tăng trưởng phát triển tương đối ổn định, tuy những
năm gần đây đàn gia súc giảm do thiên tai dịch bệnh. Song nhờ có sự chỉ
đạo quyết liệt của các ngành, các cấp đã khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục
tổ chức phát triển sản xuất ngành chăn nuôi, nên đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân đầu người tăng từ
17 kg năm 1991 lên 20,4 kg năm 2000, chỉ tiêu này tăng trên 40 kg năm
2011.
Trong mô hình sản xuất nông nghiệp có một số hướng mới phù hợp
với xu hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đó là mô hình kinh
tế trang trại. Kinh tế trang trại khai thác được tiềm năng đất đai, lao động,
huy động mọi nguồn lực trong dân đầu tư vào sản xuất để tạo ra nhiều nông
sản hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Là một tỉnh
miền núi cao, mật độ dân số thấp, diện tích tự nhiên lớn nên tiềm năng phát
triển kinh tế cao, nhất là tiềm năng về phát triển nông nghiệp. Đây là lợi thế
hết sức thuận lợi cho việc phát triển các loại mô hình kinh tế trang trại.
(
Theo thông tư liên bộ số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK Bộ NN&PTNT và
Tổng cục Thống kê ngày 23 tháng 6 năm 2000),
đến ngày 01/7/2010 toàn
tỉnh có 605 trang trại, sở hữu 4.789 ha đất, bình quân mỗi trang trại có 7,9
ha đất canh tác; tổng lượng vốn trên 355.000 triệu đồng, vốn bình quân mỗi
trang trại trên 586 triệu đồng; giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ 174.278
triệu đồng, bình quân mỗi trang trại trên 288 triệu đồng; thu nhập của trang
trại là 98.190 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại thu nhập trên 162 triệu
đồng.
Nếu phân theo loại hình sản xuất của trang trại, trang trại trồng trọt
có 553 trang trại, chiếm 91,4%; trang trại chăn nuôi có 24 trang trại, chiếm
3,9%; trang trại lâm nghiệp có 4 trang trại, chiếm 0,7%; trang trại thuỷ sản
có 7 trang trại, chiếm 1,2%; trang trại kinh doanh tổng hợp có 17 trang trại
chiếm 2,8% . Trong tổng số trang trại toàn tỉnh, trang trại trồng cây hàng
năm có 56 trang trại, chiếm 9,2% tổng số trang trại; trang trại trồng cây lâu
năm có 497 trang trại, chiếm 82,1% tổng số trang trại. Trang trại trồng cây
lâu năm chủ yếu là trang trại trồng cao su và trồng cà phê, trong đó: Trang
trại trồng cao su 350 trang trại, chiếm 57,8%, trang trại trồng cà phê 141
trang trại, chiếm 23,3% trên tổng số trang trại.
Trong cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm
2011, việc xác định tiêu chí trang trại được thực hiện theo Thông tư
số