32
27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn.
Theo kết quả Tổng điều tra tỉnh Kon Tum có 55 trang trại, hoạt động
sản xuất của các trang trại tập trung chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt. Chia ra:
Trang trại trồng cây lâu năm có 53 trang trại, chiếm 96,4% ( 25
trang trại trồng cây cao su và 28 trang trại trồng cây cà phê).
Trang trại trồng cây hàng năm có 2 trang trại trồng mía, chiếm
3,6%.
Số trang trại tập trung ở 5/9 huyện, thành phố: trong đó: huyện Đăk
Hà có 35 trang trại, chiếm 63,6%; thành phố Kon Tum 10 trang trại, chiếm
18,2%; huyện Ngọc Hồi 5 trang trại, chiếm 9,1%; huyện Sa Thầy 4 trang
trại, chiếm 7,3%; huyện Đăk Tô 1 trang trại, chiếm 1,8%.
Tại thời điểm 01/7/2011, diện tích đất đang sử dụng tại các trang trại
là 896 ha, bình quân 16,3 ha/ trang trại. Trong tổng số nêu trên thì đất trồng
cây lâu năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 673 ha (75,1%); đất trồng cây
hàng năm 186,0 ha (20,8%); đất lâm nghiệp 26,0 ha (2,9%); đất nuôi trồng
thủy sản 11,0 ha (1,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cao
nhất bình quân 1 trang trại như sau: huyện Sa thầy 23,0 ha; thành phố Kon
Tum 18,6 ha; huyện Ngọc Hồi 15,4 ha; huyện Đăk Hà 15,1 ha; huyện Đăk
Tô 13,0 ha.
Để mô hình kinh tế trang trại ngày càng ổn định, phát triển nhanh
theo cơ chế thị trường, Nhà nước cần tiến hành triển khai việc cấp giấy
chứng nhận cho hộ trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT
ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đồng thời có những chính sách ưu đãi về lãi suất, vốn vay, hỗ trợ đào tạo
kỹ thuật, hỗ trợ về giá tiêu thụ sản phẩm, có như vậy trang trại mới phát
triển ổn định bền vững.
5.2 Lâm nghiệp
Kon Tum là
tỉnh miền núi cao có
nguồn tài nguyên
rừng hết sức dồi dào
và phong phú, với
diện tích rừng và đất
rừng
rộng
lớn
(590.454 ha rừng tự