33
nhiên năm 2011), có hệ động thực vật của vùng sinh thái nhiệt đới phong
phú, đa dạng là tiềm năng và lợi thế cho hoạt động ngành lâm nghiệp phát
triển. Hơn 20 năm qua ngành lâm nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến
tích cực và đạt được một số kết quả nhất định tạo điều kiện đầu tư phát
triển rừng, trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, tăng độ che phủ của
rừng.
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng nói chung, rừng phòng hộ
nói riêng. Ngoài việc giữ ẩm đảm bảo lượng nước cho các công trình thủy
lợi, thủy điện, bảo vệ môi trường sinh thái... với tầm quan trọng như vậy,
hàng năm Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã có giải pháp cho
hoạt động lâm nghiệp nhằm bảo tồn và phát triển thêm diện tích rừng. Từ
năm 1991-2000 đã trồng được 16.457 ha rừng, bình quân hàng năm trồng
được 1.645,7 ha. Trong thời kỳ này, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
của Chính phủ đã được tỉnh triển khai thực hiện; Diện tích quy hoạch trồng
rừng nguyên liệu giấy khoảng 2.100 ha. Để cung cấp nguyên liệu cho nhà
máy giấy và phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái khi
rừng đã khép tán.
Thời kỳ 2001-2010 đã trồng được 38.429 ha rừng, bình quân hàng
năm trồng được 3.842,9 ha. Diện tích rừng trồng tập trung, năm 2011 là
1.672 ha, ước năm 2012 tăng lên 1.690 ha tăng 1,1% ( + 18 ha) so với năm
2011.
Trong điều kiện kinh tế của
tỉnh còn nhiều khó khăn, hoạt động
khai thác lâm sản đã tạo được nguồn
thu nhập ổn định cho người dân
vùng núi, lượng củi khai thác hàng
năm đảm bảo lượng chất đốt trong
sinh hoạt và trong chăn nuôi của đa
số nhân dân trong tỉnh. Ngoài khai
thác củi, còn có các sản phẩm khai
thác từ rừng như: song mây, lồ ô, vỏ
bờ lời, bông đót, chai cục... dùng
làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp.
Hoạt động khai thác gỗ rừng tự nhiên đem lại nguồn thu lớn cho
ngân sách trong những năm qua. Việc khai thác, vận chuyển được thực
hiện nghiêm túc đúng quy trình, lượng gỗ khai thác được thông qua chế
biến và đã dần đi vào khâu tinh chế xuất khẩu. Để đảm bảo khai thác hợp