Page 36 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

34
lý, vừa khai thác vừa đảm bảo tái sinh rừng, hàng năm kế hoạch khai thác
điều giảm dần lượng gỗ rừng tự nhiên. Năm 1991 gỗ khai thác 64.907 m3
đến năm 2000 là 31.889 m3, bình quân hàng năm gỗ rừng tự nhiên khai
thác giảm 7,6% năm.
Thời kỳ 2001-2010, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng để bảo vệ
và phát triển vốn rừng đã được thực hiện nghiêm túc trong phạm vi toàn
tỉnh, chuyển dịch tích cực theo hướng từ khai thác gỗ rừng tự nhiên là
chính sang trồng rừng và tu bổ rừng. Từ đó sản lượng khai thác gỗ rừng tự
nhiên giảm mạnh qua các năm, năm 2001 khai thác 26.305 m3, đến năm
2010 giảm xuống còn 12.873 m3, bình quân hàng năm giảm 7,6%.
Ngoài hoạt động khai thác, trồng, chăm sóc, việc bảo vệ phát triển
rừng bền vững là khâu hết sức quan trọng được các chính sách lớn của
Đảng, Nhà nước đề ra thực hiện. Từ năm 1993 thực hiện dự án 327, tỉnh đã
giao 8.215 ha rừng cho 466 hộ gia đình trực tiếp quản lý bảo vệ. Trong các
năm thực hiện dự án 327, số hộ và diện tích rừng được bảo vệ đã tăng
nhanh; năm 1996 số hộ nhận khoán 7.528 hộ với diện tích bảo vệ lên tới
133.631 ha; Từ năm 1999, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được
triển khai, việc giao khoán bảo vệ rừng có sự thay đổi, năm 2000 số hộ
nhận khoán là 3.348 hộ với diện tích rừng giao khoán bảo vệ 72.332 ha;
đến năm 2010 số hộ nhận khoán là 3.840 hộ với diện tích rừng giao khoán
bảo vệ 82.967 ha. Bằng việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình quản
lý một mặt bảo vệ diện tích rừng hiện có, mặt khác tạo được cuộc sống ổn
định cho người dân sống ở vùng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc
biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Nhìn chung, hơn 20 năm qua hoạt động của ngành lâm nghiệp của
tỉnh, có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả nhất định,
nhờ việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách với nhiều biện pháp để
phát triển rừng, trồng rừng tạo vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng
hóa phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đẩy mạnh
công tác giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, lấy hộ gia đình
làm đơn vị kinh tế tự chủ xây dựng kinh tế vườn đồi với hộ gia đình, xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hộ với cộng đồng, với các thành phần
kinh tế tập thể. Gắn phát triển kinh tế, với mở rộng phúc lợi xã hội bảo đảm
an ninh quốc phòng và xây dựng nông thôn mới.
Hướng phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới là: cần tiếp tục mở
rộng diện tích rừng sản xuất, tăng đầu tư trồng và quản lý bảo vệ rừng giúp
người dân phát triển kinh tế ổn định dựa vào nghề rừng. Đồng thời phát