41
quả, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm sản xuất không đáp ứng được
nhu cầu thị trường nên dần giải thể và chuyển sang các ngành sản xuất kinh
doanh khác dẫn đến số lượng cơ sở, lao động giảm nhưng giá trị sản phẩm
tạo ra vẫn tăng cao.
Qua 22 năm sau tái lập lại tỉnh Kon tum hoạt động sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn phát huy hết ưu thế tiềm năng của địa phương
và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuỳ theo mỗi giai
đoạn, thời kỳ sản xuất công nghiệp có sự thay đổi phù hợp về cơ cấu
ngành, lĩnh vực cũng như cách thức hoạt động. Quy mô ngành công nghiệp
không ngừng tăng lên, năm 1991 công nghiệp chủ yếu sản xuất ở quy mô
nhỏ với 612 cơ sở sản xuất gồm: 596 cơ sở cá thể, 12 doanh nghiệp nhà
nước, 3 hợp tác xã và chỉ duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân; lao động trong
ngành công nghiệp có 2.331 người, đến năm 2012 số lượng cơ sở lên đến
3.054 cơ sở với 11.361 lao động. Trong cơ cấu ngành năm 1991 công
nghiệp chế biến chiếm giá trị gần như tuyệt đối với tỷ lệ 97,85% đến năm
2012 công nghiệp phát triển rộng ở tất cả các nhóm ngành. Một số cơ sở
sản xuất công nghiệp quy mô lớn được xây dựng và đi vào hoạt động trên
địa bàn tỉnh như Nhà máy đường Kon Tum, Nhà máy cồn và tinh bột sắn
Đăk Tô, Nhà máy thuỷ điện Pleikrông…đã đóng góp rất lớn vào sự tăng
trưởng ngành công nghiệp. Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, các ngành liên quan; bằng các cơ chế, chính sách cụ
thể phù hợp cho từng giai đoạn, sản xuất công nghiệp luôn khẳng định vai
trò kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác
như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ… Đã từng bước hoà nhập với nền
kinh tế thị trường vượt qua những ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, lạm
phát tăng… và tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong các năm
tiếp theo.
7. Thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu và giá cả
7.1 Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch
Sau tái lập tỉnh, cùng với những chính sách đổi mới trong xây dựng
đất nước, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận đó là: sản xuất phát triển, đời sống các tầng lớp dân cư được cải
thiện đã làm cho sức mua của thị trường tăng lên đáng kể. Hoạt động của
ngành Thương mại tăng trưởng ổn định, lưu thông hàng hóa thông suốt,