Page 53 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

51
mặt hàng được xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng như: cà phê, cao
su… nên thu nhập của người dân tăng lên, dẫn đến sức mua trên thị trường
tăng.
Trong những năm gần đây, ngoài sản phẩm của ngành nông, lâm
nghiệp, những mặt hàng phi lương thực - thực phẩm được sản xuất trên địa
bàn tỉnh ngày càng nhiều và đa dạng về chủng loại đã đáp ứng được một
phần không nhỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tính từ năm 1992 đến
nay chỉ số giá cánh kéo giữa hàng lương thực - thực phẩm và phi lương
thực - thực phẩm ở mức hợp lý
(4)
là điều kiện thuận lợi cho người sản xuất
hàng lương thực- thực phẩm có lãi. Sự chênh lệch giá của các nhóm hàng
ảnh hưởng không nhiều đến thu nhập của người sản xuất hàng lương thực-
thực phẩm. Điều này rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
8. Giao thông vận tải
Trong những năm đầu kể từ
ngày tái thành lập tỉnh, thực trạng
mạng lưới giao thông trên địa bàn
tỉnh còn nhiều khó khăn, lưu thông
chưa được thông suốt, đi lại giữa thị
xã với các huyện và giữa các huyện
với nhau rất khó khăn, vất vả. Trước
năm 2001, toàn tỉnh có 2.586 km
đường bộ, trong đó quốc lộ 388 km, tỉnh lộ 359 km, huyện lộ 189,9 km;
đường đô thị 82 km, còn lại là đường thôn, bản. Trong số 2.586 km đường
bộ, chỉ có 179 km đường bê-tông xi-măng, bê-tông nhựa, thảm nhựa
(6,92%); 56 km đường đá dăm (2,16%); 83 km đường cấp phối (3,20%),
còn lại là đường đất, đường chưa có mặt đường. Hệ thống cầu trên các
đường giao thông chủ yếu là cầu gỗ, cầu treo tải trọng nhỏ...
Đường vào các xã rất khó khăn, đi qua địa hình phức tạp, nhiều xã
đường ô-tô chỉ đi được một mùa, đường vào thôn, xã 100% là đường đất.
Giao thông ở các thị trấn chủ yếu bám vào các quốc lộ, tỉnh lộ; các đường
khác là đường đất và đường cấp phối không có vỉa hè và hệ thống thoát
nước. Hệ thống giao thông yếu kém đã khiến cho nhiều vùng khó khăn ở
(4)
Chỉ số hàng lương thực- thực phẩm tăng bình quân 10,08%, chỉ số hàng phi lương thực – thực phẩm
tăng bình quân 9,98%