Page 23 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

21
sắc trong đầu tư xây dựng như trên là rất đáng ghi nhận. Đó cũng là tiền đề
quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, dịch vụ và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Nông lâm nghiệp thủy sản
Nghị quyết Đại hội X của Đảng năm 2006 đã khẳng định: Tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX
(2/2002) về đẩy nhanh CNH nông nghiệp, nông thôn với quan điểm: CNH
nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của CNH – HĐH đất nước, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất
nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
5.1 Nông nghiệp
Kon Tum là tỉnh cực bắc Tây Nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên
961.450 ha, trong đó đất nông - lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích, phần
lớn dân số của tỉnh có nguồn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 1991 đến nay đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn luôn được các
cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm một cách đồng bộ, cụ thể như trong
nông nghiệp: mạng lưới thủy lợi được chú trọng đầu tư sửa chữa nâng cấp,
các chương trình trình diễn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được
triển khai đến từng hộ dân, do vậy trình độ thâm canh được nâng cao, diện
tích khai hoang được mở rộng, năng suất sản lượng các loại cây trồng chủ
yếu đều tăng qua từng năm.
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 liên tục tăng qua
các năm, từ 242.206 triệu đồng năm 1991, tăng lên 523.498 triệu đồng vào
năm 2000, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 8,9%. Cũng theo giá so
sánh 1994, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 là 580.088 triệu đồng,
tăng lên 1.281.187 triệu đồng vào năm 2010, giá trị sản xuất tăng bình quân
hàng năm 9,2%. Năm 2011 là 1.409.686 triệu đồng, ước năm 2012 tăng lên
1.490.135 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân chung trên 9%/năm là tốc độ
tăng khá cao đối với một tỉnh miền núi như Kon Tum do phát huy được thế
mạnh về tiềm năng lao động, tài nguyên, đất đai… quy hoạch, hình thành
những vùng chuyên canh tập trung như: cao su, cà phê, sắn, mía, rau sạch,
vùng chăn nuôi đại gia súc, với quy mô chất lượng ngày càng được nâng
cao làm cơ sở cho ngành công nghiệp chế biến phát triển. Vì vậy nông
nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.