25
lương thực trên địa bàn tỉnh, kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh, mức
sống dân cư nông thôn tăng khá, phần lớn hộ sản xuất nông nghiệp chuyên
canh sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa được thị trường chấp nhận.
Ngoài cây lương thực,
cây lấy củ có chất bột cũng có
bước phát triển khá, nhất là cây
sắn. Loại cây này đóng một vai
trò rất quan trọng trong việc
góp phần xóa đói giảm nghèo
cho phần lớn hộ sản xuất nông
nghiệp ở vùng sâu, vùng xa.
Trong nhóm này cây sắn, tuy
không xếp vào nhóm cây lương
thực, nhưng cây sắn vẫn có
một ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh
lương thực trên địa bàn tỉnh, giải quyết vấn đề lương thực trong thời kỳ
giáp hạt đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Mặt khác cây sắn còn
là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến như: tinh bột sắn, thức ăn gia súc, rượu, cồn… và các mặt hàng có giá
trị xuất khẩu lớn. Việc đầu tư sản xuất cây sắn rất thuận lợi phù hợp với các
tầng lớp dân cư nông thôn vì kỹ thuật gieo trồng, thu hoạch đơn giản, vốn
đầu tư ít, đặc biệt cây sắn thích hợp trồng xen vào các loại cây công nghiệp
lâu năm như cà phê, cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và cho năng suất
rất cao.
Diện tích, năng suất, sản lượng cây sắn 1991-2012
Qua biểu tổng hợp trên cho thấy từ diện tích 6.532 ha năm 1991 tăng
lên 12.927 ha năm 2000, tăng 97,9% (+ 6.395 ha) so với năm 1991, diện
tích trồng sắn bình quân tăng hàng năm tăng 7,9%, năng suất tăng bình
quân hàng năm tăng 0,3%, sản lượng bình quân hàng năm 8,2%.
Chỉ tiêu
ĐVT
1991
2000
2001
2010
2011
2012
- Diện tích
Ha
6.532
12.927
15.616 37.688 41.709 39.725
- Năng suất
Tạ/ha
96,89
99,63
99,77
149,50 150,80 151,85
- Sản lượng
Tấn
63.290 128.794 155.802 563.432 628.981 603.243