Page 70 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

68
nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ, điều này tất yếu kéo theo một lực lượng lớn
lao động chuyển dịch ngành nghề.
Biểu đồ: Cơ cấu lao động phân theo khu vực
0
20
40
60
80
100
1991 1995 2000 2005 2010 2012
Nông, lâmnghiệp và Thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Biểu đồ trên cho thấy cơ cấu lao động có thay đổi lớn qua từng năm
và từng thời kỳ. Lao động khu vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản có xu
hướng giảm dần, ngược lại tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp -
Xây dựng, Dịch vụ có xu hướng tăng dần. Cụ thể năm 1991 tỷ trọng lao
động trong khu vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản chiếm 85,4%, khu vực
Công nghiệp - Xây dựng chiếm 4,7%, khu vực Dịch vụ chiếm 9,9%; Cơ
cấu tỷ trọng tương ứng năm 2000 là 80,8%, 5,8%, 13,4%; năm 2010 là
69,6%, 10,0%, 20,4%; năm 2012 là 68,3%, 10,4%, 21,3%.
Như vậy, cơ cấu lao động giữa 3 khu vực có sự chuyển dịch, tức lao
động từ khu vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản chuyển dần sang khu vực
Công nghiệp - Xây dựng và khu vực Dịch vụ. Đây là sự chuyển dịch lao
động theo đúng hướng, phù hợp xu thế phát triển kinh tế, xã hội theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Kết quả khảo sát mức sống dân cư
Nền kinh tế của tỉnh Kon Tum trong những năm trước đây gặp
không ít khó khăn và thách thức, đó là: trình độ, phương thức sản xuất còn
lạc hậu, lực lượng sản xuất kém phát triển, sức cạnh tranh sản phẩm hàng
hoá thấp, thu hút đầu tư trong và ngoài nước hạn chế, sản xuất vẫn trong
tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa mạnh,