Page 76 - Sach Kon Tum 22 nam FB Publisher Project

Basic HTML Version

74
Qua các tiêu chuẩn để đánh giá sự phân hoá giàu, nghèo, bất bình
đẳng, cho thấy ở tỉnh Kon Tum sự phân hóa giàu nghèo có chiều hướng
doãn ra, sự bất bình đẳng ngày càng tăng, tuy nhiên sự phân hóa giàu,
nghèo không lớn, không gay gắt và tương đối bình đẳng. Đây là kết quả
của sự nỗ lực của chính quyền các cấp, các ngành, đã quan tâm tập trung
đầu tư, hỗ trợ cho tầng lớp dân cư nghèo và cận nghèo về vốn sản xuất, tư
liệu sản xuất, giống cây, con, các tiến bộ khoa học kỷ thuật, cùng với sự
đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đã quyết tâm đầu tư nhằm phát triển
sản xuất, để nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao mức sống
của người dân trên toàn tỉnh. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn
tỉnh (theo chuẩn mới
(11)
) là
33,36%
,
với tổng số hộ nghèo là 34.157 hộ
(trong đó: hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số 30.792 hộ); tỷ lệ hộ
cận nghèo 7,80%, với tổng số hộ là 7.988 (trong đó: hộ cận nghèo là người
đồng bào dân tộc thiểu số 6.043 hộ).
3.
Giáo dục – Đào tạo
Sau tái lập tỉnh, giáo dục Kon Tum chưa có nhiều thành tựu nổi bật
so với giáo dục ở một số tỉnh thành khác trên cả nước. Tuy nhiên, sau 22
năm, nhất là trong 10 năm từ 2002-2012, giáo dục tỉnh Kon Tum đã thực sự
vươn lên mạnh mẽ và đạt được những thành tựu vượt bậc, trong điều kiện
khó khăn mang tính đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới.
Năm 1991, sau tái lập tỉnh Kon Tum, sự nghiệp giáo dục của tỉnh
Kon Tum đứng trước những thời cơ, vận hội và khó khăn, thách thức mới.
Hệ thống trường lớp còn sơ khai, toàn tỉnh chỉ có 110 trường từ mầm
non đến THPT; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu; phòng học làm bằng
tranh, tre, nứa, lá còn nhiều; trang thiết bị giáo dục rất sơ sài; đặc biệt toàn
tỉnh còn tồn tại 108 làng trắng về giáo dục.
Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Toàn tỉnh chỉ có 1.461 giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tất cả các cấp học,
bậc học, trong đó nhiều giáo viên được đào tạo theo hình thức công đoạn vì
vậy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hết sức hạn chế.
(11)
: 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị; 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực
nông thôn.