Page 206 - NGTK2018
P. 206
Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ
môi trường.
Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ bảo vệ môi trường.
Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
Diện tích rừng hiện có là tổng diện tích rừng tại một thời điểm nhất định
Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ là sản lượng gỗ, củi, tre, nứa, vầu, luồng,...
và các sản phẩm khác như cánh kiến, nhựa cây, quả có dầu, quả có hạt,... được khai
thác và thu nhặt từ rừng tự nhiên, rừng trồng và cây lâm nghiệp trồng phân tán trong
một thời kỳ nhất định.
THỦY SẢN
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là diện tích đã được sử dụng cho hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản, tính cả diện tích bờ bao; đối với diện tích ươm, nuôi giống
thủy sản thì bao gồm cả những diện tích phụ trợ cần thiết như ao lắng lọc, ao xả. Chỉ
tiêu này không bao gồm diện tích đất có mặt nước chuyên dùng vào việc khác nhưng
được tận dụng nuôi trồng thuỷ sản như hồ thuỷ lợi, thuỷ điện.
Sản lượng thủy sản là khối lượng sản phẩm của một loại hoặc một nhóm các
loại thủy sản thu được trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: Sản lượng thuỷ sản
khai thác, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
Sản lượng thủy sản khai thác gồm sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng
thủy sản khai thác tự nhiên trên các sông, suối, hồ, đầm, ruộng nước,...
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng gồm tất cả sản lượng các loại thủy sản thu được
nhờ kết quả hoạt động của nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra.
Số lượng và công suất tàu, thuyền có động cơ khai thác thủy sản biển là số
lượng tàu thuyền thực tế có hoạt động khai thác thủy sản biển trong năm; kể cả
những tàu, thuyền có động cơ mới đóng nhưng có mục đích sử dụng vào việc khai
thác thủy sản biển lâu dài.
Công suất tàu, thuyền khai thác thủy sản là tổng công suất hiện có của các máy
chính của tàu, thuyền tại một thời điểm nhất định. Đơn vị tính công suất là mã lực
(CV). Số tàu, thuyền có động cơ khai thác thủy sản biển được chia thành các nhóm:
nhỏ hơn 20CV; từ 20 đến dưới 50CV; từ 50 đến dưới 90CV; từ 90 đến dưới 250CV;
từ 250 đến dưới 400CV; từ 400CV trở lên.
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản 192